Đón đọc ĐTTC bộ mới số 257 phát hành thứ hai ngày 2-12-2024

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 257 phát hành ngày 2-12-2024 với nhiều chuyên mục:

bia1.jpg

- Hãy phóng tầm nhìn xa, tránh để tụt hậu: Có lẽ nhận xét của Tổng Bí thư Tô Lâm tại kỳ họp Quốc hội mới đây được hầu hết các chuyên gia, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm: “Thấy tốc độ phát triển của thế giới mà “rất sốt ruột”, trong khi chúng ta không thể chậm so với thế giới, so với những nước phát triển. Tuy tốc độ tăng trưởng những năm qua có cao, song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn hiện hữu, nguy cơ kinh tế Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khó tiệm cận với các nước đang phát triển”.

- Khám bệnh từ xa, đã đến rất gần: Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã thảo luận một vấn đề được cho là mới ở Việt Nam, đó là đưa vào Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) với các quy định và vai trò của việc khám chữa bệnh từ xa. Mặc dù ai cũng thấy lợi ích của việc này, nhưng dường như nó chưa phải là chuyện “nóng” nên chưa được sự quan tâm của nhiều đại biểu, có thể sẽ nhanh chóng trôi đi bởi chương trình nghị sự còn ngổn ngang nhiều việc. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Cải cách phần "mềm" lẫn phần "cứng": Cải cách bộ máy hành chính nhà nước, làm thế nào để bộ máy nhà nước hoạt động cho tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn nữa các nhiệm vụ hành chính của Nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân là vấn đề đã được Đảng ta quan tâm rất nhiều và rất sớm. (GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

- Công cuộc đổi mới lần 2: Cải cách thể chế, tinh gọn bộ máy: Nếu như công cuộc Đổi mới lần thứ nhất vào năm 1986 là công cuộc giải phóng sức lao động và năng lực sản xuất, thì cuộc Đổi mới đất nước cần thực hiện bây giờ phải cải cách toàn diện về thể chế, tinh gọn bộ máy hành chính vốn cồng kềnh và “ngốn” nhiều ngân sách nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả. (TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương)

- Cơ chế thỏa thuận cần rõ ràng, tránh bị lợi dụng: Chính phủ đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư (NĐT) thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Đề xuất này khi được thông qua sẽ khơi thông cho nguồn cung bất động sản (BĐS) vốn bị tắc nghẽn từ nhiều năm nay. (Đỗ Trà Giang)

- TPHCM: Tái khởi động các dự án “trùm mền”: UBND TPHCM vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết các dự án bất động sản (BĐS) tồn đọng, dừng thi công, sau đó sẽ xem xét cho xây dựng trở lại đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát. (Bình Minh)

- Hà Nội: Nhiều dự án NOXH vẫn “đắp chiếu”: Có một nghịch lý đang diễn ra tại Hà Nội, đó là dù nhiều người lao động, người có thu nhập thấp ước mơ có cơ hội được an cư, thì hàng loạt dự án nhà tái định cư, nhà ở cho sinh viên tại Hà Nội lại đang bị bỏ không, xuống cấp nghiêm trọng, gây ra lãng phí. (Lưu Thủy)

- Ngân hàng nan giải bài toán cân bằng vốn: Để bù đắp dòng vốn thiếu hụt do cho vay vượt huy động, các ngân hàng (NH) thường sử dụng vốn điều lệ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chênh lệch này vẫn đang tạo ra áp lực lên lãi suất, thậm chí tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro đối với hệ thống. (Đỗ Linh)

- Nhà băng lãi to vẫn lo nợ xấu: Lợi nhuận quý III vừa được các ngân hàng (NH) công bố khá ấn tượng nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng cao. Thế nhưng, dù lãi to nhưng chất lượng tín dụng của NH cũng là điều đáng quan tâm khi nợ xấu vẫn không ngừng tăng mạnh. (Cát Tường)

- Cổ phiếu chạm đáy, khối ngoại ngừng bán: Sau chuỗi phiên lao dốc, thị trường chứng khoán (TTCK) đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực: VN Index bật mạnh từ mốc 1.200 điểm, nhà đầu tư (NĐT) ngoại mua ròng. Đối với Việt Nam, có một số yếu tố sẽ gây áp lực lên tỷ giá, đặc biệt trong 2 tuần vừa qua. Tôi cho rằng đây là một trong nguyên nhân dẫn đến xu hướng bán ròng quay trở lại của khối ngoại. Tuy nhiên, điểm đáng mừng là mức chiết khấu của thị trường đã đủ để khối ngoại có xu hướng chậm lại đà bán ròng cho đến khi ngừng hẳn. (Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu của VPBankS)

- “Tiến thoái lưỡng nan” với DIC Corp: Gần đây, các công ty chứng khoán (CTCK) tạm thời ngừng đưa ra định giá, cũng như khuyến nghị cho cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp). Nguyên nhân do doanh nghiệp đang trong quãng thời gian khó khăn và nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. (Kim Giang)

- Giá đất đấu giá “hạ nhiệt” có là “chiêu trò mới”?: Không còn những cuộc đấu giá đất tổ chức xuyên đêm, không còn các con số kỷ lục, những phiên đấu đất vùng ven đô Hà Nội trong tháng 11-2024 đã dần “hạ nhiệt”. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, rất có thể đây cũng là “chiêu trò” mới của giới môi giới nhằm “ép giá” và đẩy nhanh thanh khoản trên thị trường. (Thanh Hà)

- Đẩy mạnh FTA, giảm rủi ro từ Mỹ: Với nhiều ngành hàng xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường chủ lực. Song thời gian gần đây lo lắng bắt đầu dấy lên khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Và câu chuyện mở rộng thị trường, đẩy mạnh tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) lần nữa được nhắc đến như một giải pháp hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. (Thanh Lâm)

- Chủ động ứng phó phòng vệ thương mại: Những năm gần đây, hàng hóa Việt Nam ngày càng đối diện nhiều hơn với các vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) khi xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này, bởi Việt Nam đang tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), để gia tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa. (Đức Mạnh)

- Giá bắp được hỗ trợ bởi nguồn cung giảm: Thời gian qua xảy ra nhiều biến động đối với các mặt hàng nông sản, đã thúc đẩy giá các sản phẩm này tăng mạnh. Từ làn sóng đầu tư vào các quỹ chuyên giao dịch hàng hóa sau đại dịch Covid-19, đến cuộc xung đột Nga-Ukraine đã ngăn chặn dòng chảy các sản phẩm nông nghiệp ra khỏi Ukraine. Và gần đây, sản lượng bắp dự kiến giảm ở châu Âu, cùng với hiện tượng La Nina quay lại làm cản trở tăng trưởng nguồn cung ở khu vực Nam Mỹ. (Phạm Tuấn)

- Tưng bừng mùa lễ hội cuối năm tại Sheraton Saigon (Phương Hằng)

- Đổi mới không gian sống dịp cuối năm (Nhã Trúc)

- Nguyễn Huy Thiệp và duyên nợ với Tây Bắc: Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) có duyên nợ với Tây Bắc, như ông bộc bạch: “Tôi là chàng trai Hà Nội, được cử lên Tây Bắc dạy học từ năm 1970. Họ bảo lên đó mấy năm rồi về xuôi, nhưng rút cục tôi ở trên đó hàng chục năm. Tôi hầu như không biết gì nhiều về cuộc sống của Hà Nội, cũng như đời sống văn chương lúc ấy. Tôi bắt đầu viết văn từ những năm ở Tây Bắc”. (Lê Thiếu Nhơn)

- Hố sâu đầy cám dỗ mang tên TikTok: Ngày 4-11 vừa qua, vụ kiện của 7 gia đình tại Pháp đối với TikTok đã trở thành chủ đề bàn tán của rất nhiều người. Những gia đình này đã cáo buộc nền tảng TikTok đã khiến con của họ tiếp cận với các nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự vẫn ở tuổi vị thành niên. Từ vụ việc đáng tiếc này, nhiều người bắt đầu nghi ngại về sự an toàn cho những người dùng TikTok trên khắp thế giới, khi khâu kiểm duyệt ví như mớ hỗn độn với phần nội dung độc hại đang chiếm thế thượng phong. (Nguyễn Gia Hiển)

- Ông Trump có thực sự đánh thuế 60% lên hàng Trung Quốc?: Ngày 25-11, ông Trump đã công bố kế hoạch gia tăng thuế quan đối với những đối tác thương mại lớn nhất. Và tuyên bố đầu tiên của ông về thuế quan đối với hàng hóa nhập từ Mexico và Canada là 25%, còn với Trung Quốc ông chỉ nói sẽ áp thêm 10% thuế. Theo đó, các quốc gia khác đang có thặng dư thương mại với Mỹ có khả năng là mục tiêu tiếp theo. (Vinh Trang)

- Keith Kellogg sẽ làm gì để chấm dứt xung đột Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã cam kết, sẽ chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi ông quay lại Nhà Trắng. Vì vậy, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào đặc phái viên Nga- Ukraine của ông Trump: Trung Tướng về hưu Keith Kellogg. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác