Liệu từ đây đến cuối năm 2018, thế giới sẽ phải đối mặt với bao nhiêu cơn bão, thậm chí là siêu bão nữa? Đã đến lúc con người phải quan tâm hơn về biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Mùa bão hoạt động
Theo thống kê từ tháng 3 đến nay đã có hơn 10 cơn bão nhiệt đới xuất hiện và hoạt động mạnh ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. 3 trong số đó được ghi nhận là siêu bão cuồng phong cấp 4 đến cấp 5 bao gồm siêu bão Maria quét qua quần đảo Guam, đảo Đài Loan và đảo Okinawa trong quần đảo Ryukyu, Nhật Bản trên đường đi của nó và tan thành áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào ngày 11-7 có sức gió mạnh lên đến 195-260km/giờ. Hơn 1 tháng sau, siêu bão Jebi với sức gió lên đến 200km/giờ, là siêu bão có sức tàn phá mạnh nhất đổ bộ vào Nhật Bản từ năm 1993. Và ngày 15-9 vừa qua, siêu bão Mangkhut (hay còn được gọi là siêu bão Măng Cụt tại Việt Nam) có sức tàn phá mạnh nhất tương đương với cơn bão cấp cao nhất theo thang đo cấp độ bão Đại Tây Dương đã quét qua các tỉnh miền Bắc đảo Luzon của Philippines. Với sức gió lên đến 285km/giờ, nó đã tàn phá Hồng Công và Ma Cau vào những ngày tiếp theo.
Theo thống kê từ tháng 3 đến nay đã có hơn 10 cơn bão nhiệt đới xuất hiện và hoạt động mạnh ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. 3 trong số đó được ghi nhận là siêu bão cuồng phong cấp 4 đến cấp 5 bao gồm siêu bão Maria quét qua quần đảo Guam, đảo Đài Loan và đảo Okinawa trong quần đảo Ryukyu, Nhật Bản trên đường đi của nó và tan thành áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào ngày 11-7 có sức gió mạnh lên đến 195-260km/giờ. Hơn 1 tháng sau, siêu bão Jebi với sức gió lên đến 200km/giờ, là siêu bão có sức tàn phá mạnh nhất đổ bộ vào Nhật Bản từ năm 1993. Và ngày 15-9 vừa qua, siêu bão Mangkhut (hay còn được gọi là siêu bão Măng Cụt tại Việt Nam) có sức tàn phá mạnh nhất tương đương với cơn bão cấp cao nhất theo thang đo cấp độ bão Đại Tây Dương đã quét qua các tỉnh miền Bắc đảo Luzon của Philippines. Với sức gió lên đến 285km/giờ, nó đã tàn phá Hồng Công và Ma Cau vào những ngày tiếp theo.
Siêu bão Mangkhut quét qua Hồng Công gây thiệt hại to lớn.
Cùng thời điểm siêu bão Mangkhut hoạt động mạnh tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ phải hứng chịu sự tàn phá dữ dội của siêu bão Florence đánh trực tiếp vào 2 tiểu bang Bắc và Nam Carolina. Siêu bão Florence là siêu bão cuồng phong thứ 2 đổ bộ vào Hoa Kỳ sau siêu bão cuồng phong Katrina lịch sử vào năm 2005. Siêu bão Florence đổ bộ vào Hoa Kỳ chưa đầy 1 năm sau khi cơn bão Maria quét qua Puerto Rico và miền Nam Hoa Kỳ vào năm 2017. Vận tốc gió của cơn bão này đo được lên đến 210km/giờ, nâng mức cơn bão này lên thành cấp 5. Hơn thế nữa, cùng lúc với siêu bão Florence, 4 cơn bão khác cũng đồng thời hoạt động trên Đại Tây Dương. Thiệt hại nặng nề
Siêu bão Jebi được đánh giá có sức tàn phá mạnh nhất trong vòng 25 năm qua tại Nhật Bản. Có ít nhất 12 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương khi cơn bão này càn quét qua phía Tây nước này vào ngày 4-9. Hơn thế nữa, sóng biển dâng cao làm ngập lụt sân bay quốc tế Kansai, gây tắc nghẽn giao thương trong nước và quốc tế. Với gió mạnh và sóng biển dâng cao, nhiều tàu bè đã bị cuốn lên đường phố làm tê liệt giao thông ở một số thành phố. Một chiếc tàu chở dầu bị sóng đánh đập vào cây cầu nối đất liền và hòn đảo nhân tạo ở vịnh Osaka. Nhật Bản vẫn đang khắc phục hậu quả của thiên tai, hiện vẫn chưa được thống kê con số thiệt hại về tài sản.
Siêu bão Jebi được đánh giá có sức tàn phá mạnh nhất trong vòng 25 năm qua tại Nhật Bản. Có ít nhất 12 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương khi cơn bão này càn quét qua phía Tây nước này vào ngày 4-9. Hơn thế nữa, sóng biển dâng cao làm ngập lụt sân bay quốc tế Kansai, gây tắc nghẽn giao thương trong nước và quốc tế. Với gió mạnh và sóng biển dâng cao, nhiều tàu bè đã bị cuốn lên đường phố làm tê liệt giao thông ở một số thành phố. Một chiếc tàu chở dầu bị sóng đánh đập vào cây cầu nối đất liền và hòn đảo nhân tạo ở vịnh Osaka. Nhật Bản vẫn đang khắc phục hậu quả của thiên tai, hiện vẫn chưa được thống kê con số thiệt hại về tài sản.
Siêu bão Florence đã trút 37 tỷ m3 nước xuống Bắc Carolina.
Cùng với siêu bão Jebi ở Nhật Bản, siêu bão Mangkhut cũng đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn về người và tài sản. Tại Philippines có hơn 66 người thiệt mạng và 34 thợ mỏ đang bị vùi lấp do sạt lở đất khi cơn bão đi qua tỉnh Cordirella. Tổng thống Philippines Rodigro Dutertez đã ra lệnh trưng dụng nhiều cơ sở để phục vụ công tác cứu hộ và sử dụng gạo nhập khẩu trái phép đang tồn kho tại sân bay để cứu trợ người dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut. Con số thiệt hại khi cơn bão này tàn phá Philippines ước tính tương đương 6% GDP. Ở Hồng Công, siêu bão Mangkhut được ghi nhận là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử từng đổ bộ vào đặc khu kinh tế sầm uất nhất thế giới này. Dù vẫn chưa có báo cáo chính xác thiệt hại về người, nhưng những gì nó để lại là tình trạng ngổn ngang, đổ nát chẳng khác gì “ngày tận thế”. Hơn 550 chuyến bay bị hủy, hải cảng Victoria nổi tiếng phải ngưng hoạt động, gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho Hồng Công.
Tại Hoa Kỳ, siêu bão Florence cũng gây ra những thiệt hại không kém. Sau khi cơn bão đi qua, đã có những con số được thống kê: 32 người bị thiệt mạng tại 3 bang Bắc-Nam Carolina và Virginia, trong đó có 1 bé sơ sinh và 1 cụ ông 81 tuổi, nhiều trong số đó chết đuối khi cố gắng lái xe trong cơn lũ chảy xiết. 37 tỷ m3 nước đã trút xuống bang Bắc Carolina và người ta nói rằng lượng nước này đủ để bơm đầy 15 triệu hồ bơi chuẩn Olympic. 511.000 hộ dân trong tình trạng mất điện, bao gồm 486.000 hộ ở Bắc Carolina, 15.000 hộ ở Nam Carolina và 15.000 hộ ở Virginia. 426 người được giải cứu bằng trực thăng nhờ công tác cứu hộ kịp thời của Lực lượng Trực thăng Tuần duyên bờ biển. 14.000 nhân viên y tế và tình nguyện viên cùng các nhân viên chuyên trách đã tham gia công tác cứu hộ trong cơn bão này. Ước tính tổng thiệt hại do siêu bão Florence gây ra tại 3 bang lên tới 5 tỷ USD.
Lời cảnh báo từ thiên nhiên
Lời cảnh báo từ thiên nhiên
Theo các chuyên gia về bão, việc nhiều cơn bão xuất hiện cùng lúc ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là điều “bất thường”. Trong nhiều thập niên qua, các nhà khoa học đã khẳng định những hiện tượng thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và cường độ càng lớn là hậu quả của sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi hiệu ứng nhà kính. Công nghiệp hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các quốc gia phát triển đang ngày càng ra sức chạy đua phát triển công nghiệp, chính vì điều đó vấn đề môi trường bị bỏ ngỏ tại những nước này. Khí thải từ các nhà máy thải ra ngày càng nhiều, trong khi số lượng cây xanh đang giảm, không đủ để lọc không khí vì nạn phá rừng diễn ra tràn lan và đến mức báo động ở một số nơi. Và vì thế, một lượng lớn khí thải độc hại làm thủng tầng ozone và tạo điều kiện cho tia bức xạ từ mặt trời chiếu trực tiếp lên bề mặt trái đất gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu.
Lý giải về hiện tượng bất thường này, các nhà khoa học cho rằng, sự gia tăng cường độ của các cơn bão có thể do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cụ thể khi nước biển đang trở nên ấm hơn. Điều này là một điều kiện thuận lợi cho phép sản sinh và hình thành nên các cơn bão và siêu bão. Kristy Dahl, một nhà khoa học khí hậu của Liên minh Các nhà khoa học liên quan (UCS), cho biết: “Chúng tôi biết những thay đổi này đang diễn ra. Có ít nhất một mối liên kết giả định giữa các cơn bão và nhiệt độ gia tăng ở các đại dương”. Trong khi đó, các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu khí tượng quốc gia Hoa Kỳ (NCAR), chỉ ra rằng: “Trong khi các cơn bão, siêu bão xuất hiện tự nhiên, những tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra càng khiến chúng tăng sức mạnh và nguy cơ gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng hơn. Thế giới sẽ ngày càng hứng chịu thêm nhiều cơn thịnh nộ cuồng phong siêu bão”.
Tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP) được tổ chức tại Paris, Pháp, nguyên thủ của 195 quốc gia đã thông qua thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu và khống chế nhiệt độ trái đất không lên quá 20oC. Tuy nhiên, nhân loại cần phải hành động nhiều hơn nữa sau khi những siêu bão liên tiếp nhau xuất hiện và để lại nhiều hậu quả vô cùng to lớn.