Ác mộng Athens hồi sinh

Trong bối cảnh một chiến dịch bầu cử kịch tính ở Hy Lạp khơi lại lo ngại rằng nước này có thể rời khỏi đồng EUR, các quan chức châu Âu ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn với Athens, khi cho rằng dù họ muốn giữ Hy Lạp ở lại trong khối đồng tiền chung, nhưng không phải bằng mọi giá.

Trong bối cảnh một chiến dịch bầu cử kịch tính ở Hy Lạp khơi lại lo ngại rằng nước này có thể rời khỏi đồng EUR, các quan chức châu Âu ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn với Athens, khi cho rằng dù họ muốn giữ Hy Lạp ở lại trong khối đồng tiền chung, nhưng không phải bằng mọi giá.

Những lời cảnh báo nổi lên ngày một nhiều trong những ngày gần đây - từ Berlin đến Paris và Brussels - làm gia tăng sự bế tắc giữa các nhà lãnh đạo EU và thành viên rắc rối nhất. Từ cuộc khủng hoảng chính trị ở Hy Lạp lần trước (năm 2012), các nhà lãnh đạo châu Âu đã dành nhiều thời gian xây dựng “tường lửa” để ngăn chặn việc lây lan khủng hoảng tài chính, đồng thời đưa ra các cảnh báo cứng rắn thể hiện niềm tin Eurozone vẫn có thể chịu được việc Hy Lạp ra đi.

Nhưng cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đã chứng minh khả năng gây choáng váng thị trường tài chính, thêm một lần nữa khiến đồng EUR chìm xuống mức thấp nhất gần 9 năm so với USD vào hôm 5-1.

Ngoài dự liệu của các quan chức châu Âu và các thị trường quốc tế, ứng viên đang dẫn đầu cuộc bầu cử ngày 25-1 sắp tới là Alexis Tsipras, người đứng đầu đảng cánh tả Syriza. Dù khẳng định muốn giữ Hy Lạp ở lại khu vực đồng EUR, ông Tsipras cũng tuyên bố sẽ thoái thác một phần nợ quốc gia, giảm bớt các biện pháp thắt lưng buộc bụng bị các chủ nợ quốc tế yêu cầu, đồng thời đàm phán lại với các chủ nợ.

Những động thái đó có thể khiến các chủ nợ Hy Lạp và người đóng thuế châu Âu thiệt hại hàng chục tỷ USD, đặc biệt nếu thị trường tài chính trở nên căng thẳng do tương lai không thể đoán trước. Câu hỏi được đặt ra lần nữa: Đâu là cái giá cuối cùng các nhà lãnh đạo châu Âu cam tâm bỏ ra để giữ Hy Lạp trong khu vực đồng EUR?

Đầu tuần này, Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cho biết châu Âu sẽ không hy sinh sự ổn định đã được tái thiết ở khu vực đồng tiền chung trong vài năm qua. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble cảnh báo Hy Lạp không nên dịch chuyển ra khỏi những cải tổ kinh tế hiện nay.

“Nếu Hy Lạp đi con đường khác, tình hình sẽ rất khó khăn. Chính phủ mới phải tuân thủ các thỏa thuận đã được những người tiền nhiệm ký kết” - ông Schäuble nói. Cuối tuần trước, tạp chí uy tín Der Spiegel loan tin cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Schäuble đều tin rằng Eurozone “vẫn chạy tốt” nếu Hy Lạp rời bỏ đồng tiền chung. Tuy nhiên, một người phát ngôn chính phủ cho biết không hề có kế hoạch nào được chuẩn bị cho tình huống đó.

Các quan chức ở Brussels cũng nhấn mạnh hôm 5-1 rằng tư cách thành viên trong khối Eurozone là "không thể thu hồi". Guy Verhofstadt, lãnh đạo nhóm Tự do trong Nghị viện châu Âu (EP), gọi ý tưởng Hy Lạp rời bỏ Eurozone là “tầm phào”, không chỉ vì Hy Lạp không muốn rời bỏ đồng tiền chung, mà còn vì người đóng thuế châu Âu sẽ phải thiệt hại hàng tỷ EUR nợ Hy Lạp.

Tại Paris, Tổng thống Pháp François Hollande nói dù Hy Lạp có quyền “tự do lựa chọn số phận”, nhưng “có những thỏa thuận đã được ký kết và bất kỳ ai cũng phải tôn trọng”.

Con tàu Eurozone sắp lật?

Con tàu Eurozone sắp lật?

Hôm 5-1, đương kim Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras khởi động chiến dịch tái tranh cử với cảnh báo rằng một chiến thắng cho ông Tsipras sẽ dẫn Hy Lạp đến con đường vỡ nợ và rời bỏ đồng EUR. Tsipras đã bác bỏ lập luận của ông Samaras, nhưng hầu hết các chính phủ châu Âu vẫn muốn làm việc với ông Samaras hơn là ông Tsipras.

Hiện tại, các doanh nghiệp Hy Lạp cho biết tất cả các khoản đầu tư nước ngoài đã bị ngưng lại vì tương lai không chắc chắn, trong khi hàng tỷ EUR đã bị thổi bay khỏi sàn chứng khoán Athens trong vài tuần qua.

Các tin khác