Ai Cập: Dân sản xuất điện mặt trời

Mất điện triền miên đang trở thành cơ hội kinh doanh lớn cho người dân Ai Cập, những hộ gia đình chỉ biết tiêu thụ điện với chi phí khổng lồ, nay đã tự túc được năng lượng và còn sản xuất dư thừa để bán cho chính phủ.

Mất điện triền miên đang trở thành cơ hội kinh doanh lớn cho người dân Ai Cập, những hộ gia đình chỉ biết tiêu thụ điện với chi phí khổng lồ, nay đã tự túc được năng lượng và còn sản xuất dư thừa để bán cho chính phủ.

Thống kê về tiêu thụ điện ở quốc gia Bắc Phi này cho thấy Cairo là một trong những thành phố rực rỡ ánh đèn nhất trên thế giới. Với số năng lượng lớn được sử dụng chiếu sáng nhà và đường phố, mạng lưới điện cung cấp của Cairo thường xuyên bị quá tải. Điều này khiến chính phủ phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt: hoặc nâng cấp hệ thống năng lượng hoặc giảm mức tiêu thụ.

Amr Farouk, chuyên gia trong lĩnh vực tái tạo năng lượng và là đồng sáng lập Hiệp hội Năng lượng mặt trời Ai Cập, cho biết mức tiêu thụ năng lượng của Ai Cập tăng dần trong những năm qua. Để tránh bị quá tải và giữ an toàn cho hệ thống đường dây, trạm điện, ngoài việc kêu gọi người dân tiết kiệm điện, chính phủ Ai Cập đã phải thực hiện việc cắt điện luân phiên - điều chưa từng có từ trước tới nay. Tuy nhiên, trong những ngày mất điện, các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn và cả nhà dân sử dụng máy phát điện chạy dầu diezel, đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Theo Farouk, nhiều quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo như Đức và Ấn Độ. Đặc biệt nước Đức đã sớm thực hiện bằng cách ưu đãi thuế cho cư dân lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời. Tại Ấn Độ, một khoản cho vay nhỏ đã được cấp cho những người quan tâm đến việc chuyển đổi sang dùng năng lượng mặt trời.

Farouk nói rằng mô hình Ấn Độ có lẽ gần gũi với điều kiện ở Ai Cập và ông gợi ý một cách tiếp cận tương tự để khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Ai Cập. Theo đó, Farouk đề xuất áp dụng một mô hình tiêu thụ có thể biến người dân từ người tiêu dùng năng lượng sang sản xuất năng lượng và giúp họ kiếm tiền. Ông nói xu hướng sản xuất năng lượng tái tạo không chỉ tập trung vào những thể chế lớn mà còn hướng tới mục tiêu "dưới đáy của kim tự tháp" là người dân.

"Chúng tôi có thể biến người tiêu dùng thành nhà sản xuất bằng việc lắp đặt thiết bị năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình. Thí dụ, các pin quang điện được sử dụng cho sự phát điện có thể được lắp đặt trong các ngôi nhà bình thường để tạo ra điện, hoặc cho các nhà lân cận khi kết nối bằng cách sử dụng một mạng lưới nhỏ. Pin quang điện được kết nối với lưới điện chính và cung cấp năng lượng vào lưới điện, một quá trình được sử dụng ở nhiều nước, cho phép người tiêu dùng không chỉ tạo ra năng lượng cho riêng mình, mà còn có thể bán năng lượng dư thừa cho lưới điện quốc gia” - Farouk giải thích.

Sản xuất điện mặt trời ở Ai Cập.

Sản xuất điện mặt trời ở Ai Cập.

Theo Farouk, lắp đặt 10.000 bình nước nóng năng lượng mặt trời hàng năm trong 30 năm tới có thể bù đắp cho 1 trong 4 trạm điện hạt nhân mà chính phủ dự định thành lập vào năm 2050. Vì thế, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính, và doanh nghiệp đều cần phải tham gia vào công việc tái tạo năng lượng. Thí dụ, chính phủ xác định khuôn khổ cho hệ thống làm việc và ngân hàng cung cấp kinh phí cho các dự án năng lượng tái tạo.

Điều này cũng được Jay Cousins, một trong những người đồng sáng lập của Tổ chức Icecairo, đơn vị đang điều hành mạng lưới điện ở Ai Cập, ủng hộ. Ông nói: “Để thúc đẩy kinh doanh và thân thiện với môi trường, ngoài việc giúp đỡ cộng đồng, chúng tôi tạo ra cơ hội kinh doanh cho người dân thông qua việc phát triển những công nghệ xanh”.

Các tin khác