DIỄN ĐÀN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Bài 5: Thực trạng và giải pháp bậc đại học

Để đánh giá thành tựu của một nền giáo dục, không ai cân đong con ngoan và trò giỏi của bậc tiểu học hay bậc trung học, mà phải nhìn chính diện vào kết quả của bậc đại học. Bởi lẽ, bậc đại học trực tiếp cung ứng cho cộng đồng những con người được rèn luyện đủ năng lực lao động, cống hiến và vận hành xã hội.

Để đánh giá thành tựu của một nền giáo dục, không ai cân đong con ngoan và trò giỏi của bậc tiểu học hay bậc trung học, mà phải nhìn chính diện vào kết quả của bậc đại học. Bởi lẽ, bậc đại học trực tiếp cung ứng cho cộng đồng những con người được rèn luyện đủ năng lực lao động, cống hiến và vận hành xã hội.

Vẫn loay hoay đổi mới

Khác với Việt Nam, bậc tiểu học và bậc trung học đối với các nền giáo dục tiến bộ chỉ chú trọng đến việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh, không hướng đến mục đích nhồi nhét những kiến thức không cần thiết. Thử đọc các giáo trình giảng dạy của Anh, Pháp hay Nhật Bản, lứa tuổi từ 18 trở xuống chủ yếu học lịch sử xứ sở và lịch sử nhân loại, cùng các bộ môn nâng cao thể chất và tinh thần như học bơi lội, võ thuật, âm nhạc, hội họa…

Đến bậc đại học mới thực sự theo đuổi chuyên ngành mà mỗi cá nhân chọn lựa. Nói cách khác, khi bước chân vào giảng đường đại học mới thực sự bắt đầu trau dồi kiến thức một cách nghiêm túc và không kém phần gay gắt. Giáo sư Drew G. Faust, Hiệu trưởng Trường Đại học Harvard, cho rằng: “Tinh hoa giáo dục nằm ở chỗ đại học chỉ chịu trách nhiệm với quá khứ và tương lai của dân tộc, chứ không phải chỉ nhắm đến những bài học thực tiễn trong vòng vài năm trước mắt”.

Trong quá trình hội nhập, các nhà giáo dục Việt Nam nhanh chóng nhận ra điểm yếu của bậc đại học nước nhà (ở đây, xin mở rộng khái niệm bậc đại học bao gồm đào tạo cử nhân, đào tạo hệ cao đẳng và đào tạo nghề), nên cũng đã mạnh dạn tham gia Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á gọi tắt là SEAMEO. Tuy nhiên, điều chúng ta đã đề cập trên rất nhiều diễn đàn nhưng chưa thực hiện được, đó là thay đổi triết lý giáo dục đại học.

Tại Hội thảo khu vực về phân tích tình hình giáo dục đại học tại các nước Đông Nam Á diễn ra năm 2005, lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã đưa ra 7 giải pháp để đổi mới chất lượng đại học Việt Nam hướng đến năm 2020 có bước chuyển cơ bản về chất lượng, quy mô, tiếp cận trình độ khu vực và trên thế giới, nhưng đến nay tình hình vẫn… dậm chân tại chỗ.

Trong 7 giải pháp lãnh đạo Bộ GD-ĐT đưa ra 9 năm trước có nhắc đến vài mục tiêu quan trọng như “Đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường đại học”, hoặc “Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư”, đáng tiếc vẫn không thấy triển khai một cách đồng bộ. Thậm chí, nhiều địa phương và nhiều ban ngành nảy sinh tâm lý phân biệt giá trị bằng cấp đại học công lập và đại học dân lập, đại học chính quy và đại học tại chức.

Cần tầm nhìn chiến lược

Bài 5: Thực trạng và giải pháp bậc đại học ảnh 2Một trường đại học tốt phải thực hiện tốt 3 mục tiêu lớn. Thứ nhất, sáng tạo tri thức - vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, lan tỏa và truyền bá tri thức - vấn đề giảng dạy. Thứ ba, phục vụ cộng đồng - liên quan tới đào tạo, tư vấn, đáp ứng các nhu cầu bức bách của cuộc sống, các hoạt động ứng dụng…Bài 5: Thực trạng và giải pháp bậc đại học ảnh 3

TS. Nguyễn Hữu Lam,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu -
Phát triển Quản trị, Đại học Kinh tế TPHCM

Vậy đổi mới giáo dục đại học phải bắt đầu từ đâu? Với tiềm lực dạy và học của Việt Nam hiện nay không thể dễ dàng đưa ra một triết lý giáo dục đại học có sức thuyết phục. GS.  Đặng Ứng Vận khẳng định: “Đổi mới trong giáo dục là đổi mới khó khăn, lâu dài nhất trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội do tính bảo thủ tự thân của nó, do lực lượng các nhà giáo cũng rất đông đảo, đa dạng về tâm nguyện, trình độ, nhận thức và hoài bão”.

Khi nói đến đổi mới giáo dục đại học cần phải quay trở lại bản chất và mục tiêu của giáo dục là làm cho nền giáo dục trở nên hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và của các cá nhân. Vì thế, cần có một chiến lược thay đổi đúng đắn.

Theo đó, điều đầu tiên là phải có một tầm nhìn về hệ thống giáo dục đại học. Cách đơn giản hơn là cứ theo các nước phát triển mà làm. Nghĩa là, hãy học họ rồi điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của ta. Đừng ngồi tự sáng tạo ra cái “đặc thù Việt Nam” không giống ai hết. Sáng tạo không đến từ trong chân không, nó đến từ sự bùng nổ của một quá trình tích lũy và chìm đắm trong tư duy. Từ đó chọn ra điểm kích hoạt phù hợp và xây dựng những cơ chế khuyến khích để khuyến khích mọi người thay đổi. Khi đã làm thì nên tập trung vào các điểm kích hoạt này, làm đến nơi đến chốn chứ đừng có kiểu cái gì cũng làm và không cái gì ra cái gì hết.

GS. Hoàng Tụy và nhiều giáo sư khác đã từng đề nghị đổi mới giáo dục đại học cần học theo các đại học Hoa Kỳ vì ở đó có những mô hình đào tạo linh hoạt nhất và những hệ thống vận hành hiệu quả nhất. Đổi mới giáo dục đại học chưa thể hy vọng vào tư duy ngay đường thẳng lối của các trường đại học công lập hiện nay. Chính Bộ GD-ĐT cũng trông chờ vào sự đột phá của các trường đại học dân lập.

Mới đây, ngày 18-3-2014, Bộ GD-ĐT đã chốt danh sách 62 trường được áp dụng Đề án tuyển sinh riêng, trong đó có Đại học Phan Châu Trinh, Hội An áp dụng xu thế chung của quốc tế là xét tuyển vào đại học. Thay vì phải tham dự một kỳ thi đầy căng thẳng và tốn kém, học sinh được phép dùng học bạ để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Vấn đề là kiểm soát được chất lượng đào tạo và bảo đảm trình độ của sinh viên khi tốt nghiệp.

Các tin khác