Bình ổn giá đang bất ổn

Một số dn tham gia chương trình bình ổn giá đang bị lỗ khi cung ứng hàng với mức giá bình ổn, nên đã có đơn đề xuất xin tăng giá bán, nhất là đối với mặt hàng thịt và trứng gia cầm.

Một số dn tham gia chương trình bình ổn giá đang bị lỗ khi cung ứng hàng với mức giá bình ổn, nên đã có đơn đề xuất xin tăng giá bán, nhất là đối với mặt hàng thịt và trứng gia cầm.

Liên tục xin tăng giá

theo các dn này, cơ chế điều chỉnh tăng giá bán bình ổn còn có điểm chưa phù hợp với thực tế. 

Dây chuyền sản xuất trứng gia cầm của Công ty Ba Huân. Nguồn: internet

Dây chuyền sản xuất trứng gia cầm của
Công ty Ba Huân. Nguồn: internet

Từ khi bắt đầu tham gia chương trình bình ổn giá năm 2011, nhiều DN đã phải đối mặt với hàng loạt đợt tăng giá nguyên liệu đầu vào, tính ra mức tăng đã lên đến 50% so với thời điểm DN đăng ký tham gia. Tuy nhiên, do vẫn phải giữ giá cung ứng thấp hơn giá thị trường 10% nên DN đang rơi vào tình trạng lao đao, lỗ vốn.

Theo bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, khi tham gia chương trình bình ổn, DN muốn đóng góp vào việc ổn định giá thị trường, nhưng trên thực tế gặp nhiều khó khăn phát sinh khó lường trước.

Chẳng hạn với mặt hàng thịt và trứng gia cầm, đang vào mùa sản xuất bánh trung thu nên các DN Trung Quốc mạnh tay gom trứng, thịt, gây ảnh hưởng trầm trọng đến nguồn cung nguyên liệu của DN, tác động chung đến toàn thị trường. Nếu không được tăng giá, DN cầm chắc lỗ và không biết cầm cự được đến bao giờ.

Chính vì vậy mới xảy ra việc chưa đến 1 tháng, Ba Huân đã phải 2 lần xin Sở Tài chính TPHCM tăng giá bán nhưng giá tăng vẫn chưa đáp ứng được theo nguyện vọng của DN.

Ông Trần Tấn An, Phó Tổng giám đốc Vissan, cho biết giá thịt heo do Vissan cung cấp đang ở mức từ 82.000-89.000 đồng/kg, trong khi ngoài thị trường đã tăng lên đến mức 110.000-120.000 đồng/kg, mỗi kg thịt cung cấp cho thị trường DN chịu lỗ đến 10.000 đồng, tổng cộng mỗi ngày Vissan cung ứng cho thị trường lỗ khoảng 200 triệu đồng.

Nguồn cung đang có dấu hiệu giảm, nguyên liệu đầu vào rục rịch tăng, tình hình dịch bệnh đang xảy ra liên miên, nên thời gian tới giá heo hơi sẽ tăng theo. Trong hơn 1 tháng qua, Vissan đã đề xuất xin tăng giá thực phẩm chế biến và thịt tươi 10-15% nhưng chưa được chấp thuận.

Bình ổn nhưng không để bị lỗ

Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, cho biết đã nhận được kiến nghị của Vissan xin tăng giá bán sản phẩm, theo tiêu chí của chương trình bình ổn giá, DN chỉ được phép đề xuất tăng giá bán khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hơn 15%, thực tế giá nguyên liệu chưa tăng đến mức đó, do vậy đề xuất của DN chưa được chấp thuận.

Tuy nhiên, Sở Tài chính đã có buổi tiếp xúc trực tiếp với Vissan để lắng nghe DN trình bày khó khăn, ghi nhận giá nguyên liệu đầu vào thời gian qua có tăng nên đang nghiên cứu, xem xét để hỗ trợ. Bà Lan cũng khẳng định việc các DN xin tăng giá bán đúng là do điều kiện thực tế chứ không phải “té nước theo mưa”, mượn cớ giá thị trường đang cao nên xin tăng giá. Vì vậy sở sẽ cùng với DN kiến nghị UBND TPHCM có biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan, bày tỏ quan điểm: “Quy định trong cơ chế bình ổn giá là giá bán thấp hơn thị trường 10%. Song, sau khi giữ giá bán, giá nguyên liệu lại tăng lên 15%, như vậy giá thành đã tăng lên tối thiểu từ 20-25%. Mục đích của bình ổn giá là bình ổn thị trường chứ không phải ép giá, về phía các DN  cũng luôn phải có trách nhiệm tính toán giá cả phù hợp với thị trường và mức độ tiết giảm tối đa chi tiêu của người dân nhưng không hẳn DN phải chịu lỗ khi tham gia bình ổn giá.

Vì vậy, khi DN làm văn bản kêu cứu, rất cần Sở Tài chính kiến nghị UBND TPHCM trên những cơ sở thực tế của DN. Đã tham gia chương trình, DN không yêu cầu lời nhưng cũng yêu cầu không lỗ. Chủ trương của UBND TPHCM đối với các DN tham gia bình ổn là không để DN nào lỗ cả, nên DN hoàn toàn có đủ cơ sở để kiến nghị giải quyết khó khăn hiện tại”.

Các tin khác