Áp lực từ thị trường quốc tế
Theo báo cáo về Chỉ số minh bạch toàn cầu 2018 của Công ty Tư vấn BĐS toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) Hoa Kỳ công bố mới đây, trong số 100 quốc gia được khảo sát, có 85 quốc gia đã cải thiện chỉ số này so với năm 2016.
Bởi lẽ ngày càng có nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn vào BĐS, do đó sức ép đang tăng lên đối với các chính phủ toàn cầu không chỉ trong việc ban hành mà còn việc thi hành các điều luật mới.
Về cơ bản tính minh bạch của thị trường trong các văn bản quy định của Việt Nam hiện nay khá tốt. Nhưng tính minh bạch trên thị trường BĐS vẫn còn rất thiếu. Một thị trường minh bạch, số liệu phải cập nhật theo ngày, người dân, nhà đầu tư đều dễ dàng có thông tin đó. Muốn vậy, cần biến các quy định của pháp luật thành hệ thống công cụ hỗ trợ việc thực hiện. GS.TS Đặng Hùng Võ, chuyên gia BĐS |
Điển hình như Ấn Độ, một thị trường có tốc độ cải thiện ấn tượng nhất. Lượng vốn các quỹ đầu tư tư nhân rót vào BĐS Ấn Độ tăng gấp 3 lần kể từ năm 2014. Cùng với đó, việc công bố Bộ Luật đầu tư và phát triển BĐS được kỳ vọng sẽ giúp quốc gia này tiếp tục tăng hạng minh bạch trong những năm tới. Tại một số quốc gia như Colombia, Hàn Quốc đã ban hành nhiều chính sách nhằm cắt giảm thủ tục rườm rà, chống tham nhũng và cải thiện quy trình pháp lý ở mọi khía cạnh, từ chống rửa tiền đến quy định sử dụng và phát triển đất bền vững.
Trong khi đó, Canada đặt mục tiêu cho phát triển bền vững; Thái Lan nỗ lực nâng cấp hệ thống thuế BĐS và công nghệ hóa việc đăng ký đất đai; Macau đẩy mạnh đấu tranh chống rửa tiền…
Những nỗ lực của các quốc gia thể hiện mong muốn lấy lại niềm tin của nhà đầu tư từ sau vụ rò rỉ hồ sơ Panama và Paradise, phơi bày mặt tối trong lĩnh vực BĐS. Phản ứng rõ ràng nhất đối với vụ bê bối dữ liệu mật này là việc Vương quốc Anh đề xuất lợi ích đăng ký quyền sở hữu và Liên minh châu Âu ban hành chỉ thị chống rửa tiền lần thứ 5.
Tuy nhiên, tác động thật sự của những chính sách này vẫn chưa được như mong muốn, vì trong một số trường hợp, các chính sách bị đình trệ. Tuy nhiên, minh bạch thị trường BĐS là quá trình dài hơi, đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để thực hiện, bởi người ta vẫn lo ngại ẩn sau nó là phần chìm của tảng băng lợi ích nhóm.
Việt Nam đủ điều kiện để ứng dụng
Cũng theo báo cáo của JLL, Việt Nam đang đứng thứ hạng khá thấp về minh bạch trong thị trường BĐS, xếp hạng 68/109 quốc gia. Tuy nhiên, so sánh với những năm trước đây hình ảnh của Việt Nam đang được cải thiện từng năm.
Việt Nam đủ điều kiện để ứng dụng
Cũng theo báo cáo của JLL, Việt Nam đang đứng thứ hạng khá thấp về minh bạch trong thị trường BĐS, xếp hạng 68/109 quốc gia. Tuy nhiên, so sánh với những năm trước đây hình ảnh của Việt Nam đang được cải thiện từng năm.
Nếu năm 2014, Việt Nam nằm trong nhóm có chỉ số minh bạch thấp, đến năm 2018 được ghi nhận đang trong giai đoạn quá độ sang nhóm các nước có chỉ số minh bạch trung bình. Về phương diện chính sách, vài năm trở lại đây, hệ thống thể chế quản lý BĐS của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện.
Đáng chú ý là Luật Kinh doanh BĐS 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Nhà ở 2014, cùng một loạt nghị định, thông tư hướng dẫn theo hướng mở rộng, thông thoáng hơn, giảm bớt các thủ tục hành chính, đã tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn.
Tuy nhiên, tiến trình minh bạch hóa trên thị trường BĐS Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, do còn thiếu đồng bộ, nhất quán và chưa triệt để trong quá trình thực hiện cũng như giám sát. Những quy định cụ thể cho tính xác thực cho các thông tin này và tính công bằng cho các doanh nghiệp vẫn còn thiếu.
Tại Hội nghị BĐS quốc tế (IREC 2018) vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Lê Hoàng Nhật, Tổng giám đốc CTCP Công nghệ BMG Ami, cho biết Blockchain là công nghệ hữu ích giúp thị trường BĐS Việt Nam trở nên minh bạch hơn.
Cụ thể, ứng dụng của Blockchain với BĐS nằm ở 2 khía cạnh là hợp đồng thông minh và quản lý bằng tokenization. Theo đó, hợp đồng thông minh có thể lưu trữ tất cả thông tin của 2 bên và ghi lại mọi giao dịch, hoạt động phát sinh, giúp những người giao dịch tiếp theo được rõ ràng, không bị lừa đảo. Còn tokenization có thể giúp quản lý BĐS, không chỉ 1 mà là hàng ngàn dự án.
Theo ông Nhật, tiềm năng ứng dụng blockchain vào thị trường BĐS Việt Nam là rộng mở, dù ở thời điểm này mọi thứ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển.
Ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch HĐQT Lina Network, cho rằng: “Công nghệ Blockchain sẽ là yếu tố tạo ra sự đột phá trong quản lý kinh tế nói chung. Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện và cơ sở nền tảng để phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý kinh tế nói chung vàBĐS nói riêng. Hiện nay trên thế giới có công nghệ Blockchain, nó có thể thay thế, tác động đến xã hội trong những năm tới. Nền tảng công nghệ là nền tảng về toán. Trong 41 kỳ thi Olympic quốc tế, chúng ta có 59 huy chương vàng và 13 lần lọt vào top 5 thế giới. Vì thế, Blockchain không phải là điều gì quá xa vời đối với Việt Nam”.