Các bộ ngành không bỏ kiểm tra chuyên ngành

(ĐTTCO).- Đó là bức xúc chung của đại diện các hiệp hội doanh nghiệp tại cuộc họp về những bất cập trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành do Phòng Thương mại và Công nghiệp TPHCM (VCCI) tổ chức tại TPHCM ngày 7-7.

(ĐTTCO).- Đó là bức xúc chung của đại diện các hiệp hội doanh nghiệp tại cuộc họp về những bất cập trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành do Phòng Thương mại và Công nghiệp TPHCM (VCCI) tổ chức tại TPHCM ngày 7-7.

 

Tính đến hết 6 tháng năm 2016, có 309.000 tờ khai kiểm tra chuyên ngành nhưng chỉ có 7 trường hợp vi phạm. Dựa trên kết quả thực tế này, các doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi quy định kiểm tra chuyên ngành; cần thiết áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để giải phóng nhanh hàng hóa thông quan, đồng thời giảm thiểu chi phí kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bộ ngành vẫn bảo lưu quan điểm phải kiểm tra 100% lô hàng để bảo vệ sức khỏe người dân.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho biết, Thông tư 32 liên quan đến kiểm tra chuyên ngành chất formaldehyde và chất admin thơm tồn tại hơn 6 năm gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dệt may. Đến khi Thông tư 37 ra đời thay cho Thông tư 32 ban hành vào cuối năm 2015, Bộ Công thương còn đưa thêm quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với vải mẫu, khiến doanh nghiệp thiệt hại kinh tế và tốn kém thời gian chờ đợi.

Đại diện VCCI cho biết thêm, tính đến nay, 72% thời gian kiểm tra giám sát cửa khẩu hải quan phụ thuộc vào cải cách bộ ngành; 28% thời gian còn lại liên quan đến thủ tục của Tổng cục Hải quan. Do vậy, nếu các bộ ngành chuyên ngành không thực hiện cải cách tốt thủ tục kiểm tra chuyên ngành thì sẽ không đạt mục tiêu đến năm 2018 giảm thời gian thông quan còn 48 giờ.

Các tin khác