Cần thành lập BCĐ cấp Chính phủ về PPP

Từ trước đến nay, việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn lực của Nhà nước. Trong khí, sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực này còn ít và hạn chế.

Từ trước đến nay, việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn lực của Nhà nước. Trong khí, sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực này còn ít và hạn chế.

Đó là đề xuất của Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu Lê Văn Tăng tại buổi Tọa đàm chính sách "Khuôn khổ pháp lý hợp tác công - tư (PPP) tại Việt Nam" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức.

Tới dự có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Thị trưởng Trung tâm Tài chính London David Wootton, và đại diện một số bộ, ngành, tổ chức của Việt Nam và Vương quốc Anh.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ công theo mô hình PPP đang là vấn đề được Chính phủ hết sức quan tâm. Tuy vậy, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong mô hình này, PPP là hình thức mới mẻ ở Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 15 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Từ trước đến nay, việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn lực của Nhà nước. Trong khí, sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực này còn ít và hạn chế.

Nhưng thời gian tới đây, đầu tư của nhà nước vào kết cấu hạ tầng sẽ giảm về tỷ trọng, trong khi đó nhu cầu đầu tư về kết cấu hạ tầng và dịch vụ công thì ngày càng tăng lên. Do đó, yêu cầu bức thiết là cần phải huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

Đánh giá tình hình triển khai thí điểm PPP tại Việt Nam thời gian qua, ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu đã thẳng thắn nhìn nhận: “Vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức”.

Cụ thể, theo ông Tăng, các quy định về hình thức đầu tư vào kết cấu hạ tầng, dịch vụ công có sự tham gia của tư nhân chưa thống nhất, thiếu hướng dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, một số bộ, ngành và địa phương vẫn chưa đồng thuận về thí điểm mô hình PPP. Ngoài ra, dự án PPP đòi hỏi vốn lớn, thời gian vay dài trong khi khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế thấp.

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực tiễn thời gian qua, Cục trưởng Lê Văn Tăng cho rằng, thời gian tới, cần thành lập ngay một Ban chỉ đạo cấp Chính phủ về PPP.

Bên cạnh đó, việc cần làm ngay là hoàn thiện khung pháp lý về PPP. Theo đó, phải ban hành các hướng dẫn thực hiện PPP, thống nhất văn bản quy định về đầu tư có sự tham gia của tư nhân. Việc thí điểm cũng cần ưu tiên lựa chọn những dự án có khả năng thu hồi vốn tốt.

Đồng ý với quan điểm của ông Tăng, Thị trưởng David Wootton cho rằng, Quyết định 71 về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP của Việt Nam sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.

“Đây có thể là cơ hội để thiết lập một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và toàn diện hơn - một tiền đề nhất thiết phải có để thực hiện PPP”, ông David Wootton nhấn mạnh.

Thị trưởng Trung tâm Tài chính London cũng cho biết, các công ty của Anh có bề dày kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, cấp vốn, xây dựng và vận hành các dự án PPP đang rất quan tâm được tham gia vào các dự án PPP thí điểm ở Việt Nam.

Để PPP hấp dẫn hơn với các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư tư nhân, ông Tom Nguyen, Trưởng bộ phận Pháp chế khu vực Đông Dương của Ngân hàng Standard Chartered thì khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện các việc sau:

Thứ nhất, cần phải có cơ chế và cách thức định giá tốt hơn, tức là phải xem doanh thu trên đầu tư có thỏa đáng không?

Thứ hai, xây dựng các chính sách và khung pháp lý rõ ràng hơn. Chính phủ Việt Nam cần phải xây dựng ngay các chính sách về PPP vì Quyết định 71 sẽ hết hiệu lực vào năm 2013, mà hiện nay đã là cuối năm 2012. “Thời gian không còn nhiều để chỉ nói, mà phải làm ngay”, ông Nguyen cảnh báo.

Thứ ba, cần giải quyết những trở ngại, chẳng hạn như: tiến trình giải phóng mặt bằng hiện nay khá chậm;

Thứ tư, phải có cơ chế phân chia rủi ro/phần thưởng một cách rõ ràng, tương xứng.

Các tin khác