Dow Jones trượt dài vào đầu tháng 10
Kết thúc phiên giao dịch, Dow Jones bốc hơi 74.15 điểm, tương ứng 0.22%, xuống 33,433.35 điểm. Trong khi đó, S&P 500 tiến 0.01% lên 4,288.39 điểm và Nasdaq Composite cộng 0.67%, kết phiên ở mức 13,307.77 điểm, đánh dấu phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp của chỉ số này.
Chỉ số của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ Russell 2000 sụt 1.6% trong ngày thứ Hai. Tính chung từ đầu năm đến nay chỉ số này đã giảm tổng cộng 0.3%. Điều này đánh dấu lần đầu tiên Russell 2000 chìm trong sắc đỏ vào năm 2023, qua đó cho thấy những khó khăn của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Russell 2000 thường được xem là một chỉ số cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn về sức khỏe của nền kinh tế do chỉ số này tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ.
Kết thúc trái chiều của thị trường diễn ra trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng cao. Theo đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm 4.7% tại mức cao nhất trong phiên, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 10/2007.
Discover là cổ phiếu tăng mạnh nhất chỉ số S&P 500 trong ngày thứ Hai với mức tăng vọt gần 5%. Nhà sản xuất thiết bị y tế Insulet thêm 3.5%, trong khi nhà chế tạo chip Nvidia tăng gần 3%.
Công nghệ, dịch vụ viễn thông và hàng tiêu dùng không thiết yếu là các lĩnh vực ghi nhận kết quả tích cực trong chỉ số thị trường chung. Cụ thể, dịch vụ viễn thông cộng 1.5%, trong khi công nghệ tiến 1.3% và hàng tiêu dùng không thiết yếu nhích 0.3%.
Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết tạm thời để tiếp tục giải ngân chỉ vài giờ trước thời hạn chót vào nửa đêm thứ Bảy và sau đó đã được Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Dự luật này sẽ giúp Chính phủ duy trì mở cửa đến giữa tháng 11, khoảng thời gian các nhà lập pháp có thể sử dụng để hoàn thiện luật cấp vốn.
Theo chiến lược gia đầu tư cấp cao Kevin Gordon của Charles Schwab, trong lịch sử, thị trường “không quan tâm” đến việc Chính phủ đóng cửa. Ông lưu ý rằng hiệu suất trung bình của S&P 500 từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một đợt đóng cửa trước đây “về cơ bản là không thay đổi.”
Dầu giảm 2% xuống mức thấp nhất trong 3 tuần do đồng đô la mạnh
Khép phiên, giá dầu Brent tương lai giao tháng 12 tăng 1,49 USD, tương đương 1,6%, xuống mức 90,71 USD/thùng, đồng thời giảm khoảng 5% so với thời điểm hợp đồng tháng 11 hết hạn vào thứ Sáu. Đó là mức giảm phần trăm hàng ngày lớn nhất trong tháng trước của Brent kể từ đầu tháng 5.
Trong khi đó, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,97 USD, tương đương 2,2%, xuống mức 88,82 USD/thùng.
Các nhà phân tích cho biết một số nhà giao dịch đã chốt lời sau khi giá dầu thô tăng gần 30% lên mức cao nhất trong 10 tháng hồi quý 3.
Hôm thứ Hai, đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng so với rổ các loại tiền tệ khác sau khi chính phủ Mỹ tránh được việc đóng cửa và dữ liệu kinh tế làm dấy lên kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất cao hơn cùng với đồng đô la mạnh hơn, khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó có thể làm giảm nhu cầu dầu.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty phân tích và dữ liệu OANDA, cho hay: “Triển vọng toàn cầu đang nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn và điều đó vừa thúc đẩy giao dịch đồng đô la trở lại vừa gây áp lực lên triển vọng nhu cầu dầu thô, đồng thời cũng đè nặng lên giá dầu.”
Tại châu Âu, dữ liệu sản xuất cho thấy khu vực đồng euro, Đức và Anh vẫn sa lầy trong tình trạng suy thoái trong tháng 9.
Tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ngân hàng Thế giới duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 5,1%, nhưng hạ dự báo cho năm 2024, với lý do lĩnh vực bất động sản tiếp tục yếu kém.
Mặt khác, Bộ trưởng năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ thông tin, nước này sẽ khởi động lại hoạt động trong tuần này trên đường ống từ Iraq đã bị đình chỉ khoảng 6 tháng.
Ngoài ra, Ả Rập Saudi có thể bắt đầu nới lỏng việc cắt giảm nguồn cung tự nguyện bổ sung 1 triệu thùng mỗi ngày, các nhà phân tích của ING cho hay.
Bên cạnh đó, OPEC+ sẽ nhóm họp vào thứ Tư, tuy nhiên khó có khả năng điều chỉnh chính sách sản lượng dầu hiện tại của mình.