Tinh thần của lãnh đạo TP là dự thảo phải đảm bảo nhu cầu tách thửa chính đáng của người dân, hạn chế tối đa việc đầu nậu lợi dụng quy định này để phân lô bán nền, phá vỡ quy hoạch.
Còn nhiều băn khoăn
Yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát dự thảo quyết định mới thay thế Quyết định 33, dứt khoát không để tình trạng sau khi ban hành văn bản xong lại đổ thừa cho cái này chưa rõ, cái kia bị vướng... Đặc biệt, để hoàn thiện dự thảo thay thế Quyết định 33, các sở, ngành, quận huyện phải lưu ý việc đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TPHCM |
Theo đó, Quyết định 33 và dự thảo thay thế quy định: “thửa đất có nhà hiện hữu” được tách thửa có diện tích nhỏ hơn so với tách thửa đối với đất trống (chênh lệch từ 30m2 trở lên). Nhưng hiểu thế nào là “có nhà hiện hữu” chưa được hướng dẫn trong Quyết định 33, nên cần phải đưa vào dự thảo.
Hoặc về quy định thửa đất có diện tích 2.000m2 trở lên khi xin tách thửa phải lập dự án, về vấn đề này đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) trả lời thắc mắc của Sở Tư pháp về cơ sở pháp lý của quy định này được đưa vào dự thảo nhằm hạn chế đầu nậu phân lô bán nền.
Ngay cả đối với đất ở nằm trong quy hoạch là đất dân cư xây dựng mới và đất ở từ 2.000m2 trở lên cũng phải lập dự án, nhưng điều kiện để được tách thửa là đất ở phải nằm trong quy hoạch khu dân cư gắn liền với đuôi “hiện hữu”, như khu dân cư hiện hữu chỉnh trang; dân cư hiện hữu chỉnh trang kết hợp xây dựng mới. Nhiều ý kiến đề nghị Sở TN-MT cần làm rõ các nội dung liên quan đến quy định về quy định tách thửa đối với thửa đất có nhà và không có nhà; bổ sung quy định về tặng cho, thừa kế khi giải quyết tách thửa đối với những trường hợp cha mẹ cho con…
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết sau 3 năm tổ chức thực hiện, Quyết định 33 đã góp phần giúp quản lý nhà nước về đất đai chặt chẽ hơn, nhưng cũng phát sinh một số bất cập và có nhiều cách hiểu, cách vận dụng khác nhau giữa các địa phương, cần phải làm rõ và thống nhất. Theo ông Thắng, sau khi lấy ý kiến rộng rãi các sở, ngành, quận huyện và Tổng Cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT), Sở TN-MT TP đã cơ bản hoàn thiện dự thảo thay thế Quyết định 33.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết sau 3 năm tổ chức thực hiện, Quyết định 33 đã góp phần giúp quản lý nhà nước về đất đai chặt chẽ hơn, nhưng cũng phát sinh một số bất cập và có nhiều cách hiểu, cách vận dụng khác nhau giữa các địa phương, cần phải làm rõ và thống nhất. Theo ông Thắng, sau khi lấy ý kiến rộng rãi các sở, ngành, quận huyện và Tổng Cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT), Sở TN-MT TP đã cơ bản hoàn thiện dự thảo thay thế Quyết định 33.
Theo đó, thửa đất mới sau khi trừ quy hoạch đường giao thông, hành lang an toàn công trình công cộng, diện tích tối thiểu để được tách thửa dự kiến được chia ra thành 3 khu vực: Khu vực 1 gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú; khu vực 2 gồm quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện hoặc khu vực được quy hoạch đô thị hóa thuộc huyện; khu vực 3 gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ thị trấn hoặc khu vực được quy hoạch đô thị hóa thuộc huyện.
Liệu dự thảo thay thế Quyết định 33 có chống được phân lô bán nền tràn lan? Ảnh: MINH TUẤN
Đảm bảo lợi ích người dân
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA), cho biết HoREA luôn quán triệt hiện nay việc phân lô bán nền đang có những diễn biến bất thường, đặc biệt tại những quận vùng ven và các huyện ngoại thành đang lên cơn sốt đất nền.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA), cho biết HoREA luôn quán triệt hiện nay việc phân lô bán nền đang có những diễn biến bất thường, đặc biệt tại những quận vùng ven và các huyện ngoại thành đang lên cơn sốt đất nền.
Vì thế cần sớm ban hành quyết định thay thế Quyết định 33 để tạo điều kiện cho các hộ gia đình đông người có nhu cầu tách thửa ra riêng. Điều này nhằm quản lý chặt chẽ để tránh trường hợp bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thực hiện tách thửa, phân lô bán nền tràn lan. TP cũng cần nghiên cứu cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động kinh doanh BĐS của giới đầu nậu, cò đất đang hoạt động với tư cách cá nhân không có đăng ký kinh doanh.
Theo ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP, Quyết định 33 đưa ra một số quy định nhưng không làm rõ về thuật ngữ, nên nhiều chủ đất lợi dụng việc này khi tách thửa, dẫn đến tình trạng chủ đất tách thửa, phân lô ồ ạt. Thậm chí, có những trường hợp đầu nậu cấu kết với một số cán bộ lách luật, chia nhỏ lô đất, dẫn đến tình trạng ra đời các khu dân cư thiếu hạ tầng, nhiều nơi tạo nên những “khu ổ chuột” mới, phá nát quy hoạch chung.
Theo ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP, Quyết định 33 đưa ra một số quy định nhưng không làm rõ về thuật ngữ, nên nhiều chủ đất lợi dụng việc này khi tách thửa, dẫn đến tình trạng chủ đất tách thửa, phân lô ồ ạt. Thậm chí, có những trường hợp đầu nậu cấu kết với một số cán bộ lách luật, chia nhỏ lô đất, dẫn đến tình trạng ra đời các khu dân cư thiếu hạ tầng, nhiều nơi tạo nên những “khu ổ chuột” mới, phá nát quy hoạch chung.
Nhằm khắc phục tình trạng phân lô bán nền lộn xộn, nhiều quận huyện đã không nhận hồ sơ xin tách thửa và UBND TPHCM cũng cho tạm ngưng áp dụng Quyết định 33 trên thực tế, để chờ quyết định thay thế. Nhưng từ khi Quyết định 33 bị tạm ngưng, nhiều người dân có nhu cầu chính đáng đã gặp khó khăn trong việc tách thửa để làm nhà và ách tắc trong các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhà đất.