Current quarterly Earnings per share: Lợi tức trên cổ phần
Để minh chứng, W.O’Neil chỉ ra những doanh nghiệp với lợi tức trên cổ phần các quý đều tăng mạnh như: Dell Computer, America Online, Cisco Systems. Đó là các “siêu” cổ phiếu có mức tăng giá rất mạnh trong khoảng thời gian ngắn. Đây là một trong các tiêu chí đầu tiên mà nhà đầu tư cần chú ý, vì nó cho phép bạn chọn được doanh nghiệp có mức tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại - quý mới nhất được báo cáo khi so sánh với cùng kỳ năm trước. Nhà đầu tư khi tìm kiếm những doanh nghiệp có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến, nhiều khả năng đó là các mỏ vàng thực sự khi đầu tư.
Tuy nhiên, điều cần phải xem xét là giai đoạn mà W.O’Neil tư vấn là giai đoạn TTCK Mỹ đang trải thời kỳ Uptrend rất mạnh, với sự bùng nổ doanh thu lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp lớn. Nhiều cổ phiếu đã tăng giá hàng chục cho đến hàng trăm lần so với mức giá ban đầu. Rõ ràng, không nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh như vậy và đáp ứng được tiêu chí này.
Thực tế số liệu kết quả một số quý công bố là tốt, nhưng không có gì đảm bảo doanh nghiệp đó sẽ duy trì được kết quả như vậy trong thời gian dài. Rất có thể khi doanh nghiệp đưa ra các số liệu báo cáo quý tốt thì giá cổ phiếu đã lên cao nhất, và việc mua vào thời điểm đó có thể giá cổ phiếu lại điều chỉnh. Ngay cả các doanh nghiệp lớn trên TTCK Việt Nam như: Coteccons (CTD), Bảo hiểm Bảo Việt (BVH), Địa ốc Hòa Bình (HBC), Tập đoàn Masan (MSN), Tập đoàn công nghệ FPT (FPT)… cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Việc mua cổ phiếu vẫn là câu chuyện chọn đúng thời điểm.
Annual Earnings Increases: Tăng trưởng lợi tức hàng năm
Bộ lọc cổ phiếu định hướng cho nhà đầu tư tìm kiếm sự gia tăng đột biến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết. Nhà đầu tư được khuyến nghị nên tìm những cổ phiếu có mức lợi tức trên cổ phần hàng năm tăng đều trong một số năm gần nhất, với sự kết hợp giữa lợi tức tăng mạnh trong vài quý.
Tuy nhiên, ngược lại với xu hướng đạt được tỷ lệ tăng trưởng lợi tức tốt hàng năm, doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ổn định liên tục 5-10 năm cũng là các doanh nghiệp đáng chú ý, đặc biệt là giá thị trường lại ở mức rất thấp.
Cơ hội đầu tư ở đây không chỉ là dành sự ưu tiên, phân bổ tỷ trọng cao vào các “siêu phẩm”, mà còn dành sự quan tâm cho các doanh nghiệp tốt, có hoạt động kinh doanh ổn định, hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như: điện, nước, hóa chất, bảo hiểm nhưng vì lý do nào đó thị giá của cổ phiếu rơi ở mức thấp. Sẽ khó có thể tìm thấy món hời trên TTCK, bởi thực tế vẫn có nhiều cổ phiếu tốt bán rẻ như cho trong một số giai đoạn thị trường rơi vào ảm đạm, bị quên lãng.
New products, new management, new high:
Sản phẩm mới, lãnh đạo mới, mức giá mới
New products, new management, new high:
Sản phẩm mới, lãnh đạo mới, mức giá mới
Một doanh nghiệp nếu sở hữu hoặc sáng chế hay kinh doanh một mặt hàng mới, hay một doanh nghiệp có bộ máy lãnh đạo tài năng, đam mê công việc, làm việc vì lợi ích công ty, cổ đông sẽ là doanh nghiệp được đánh giá cao.
Ngoài ra, tiêu chí chọn lọc cổ phiếu này cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên mua cổ phiếu vào đúng thời điểm mà cổ phiếu lên một mức giá mới. Hoàn toàn hợp lý vì việc tung ra những sản phẩm mới, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường sẽ hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp nhiều doanh thu, lợi nhuận.
Theo các khảo sát nhỏ của tôi, có một lượng ít các nhà đầu tư lựa chọn điểm mua mới break out (thoát ra) khỏi nền giá cũ khi lên mốc giá mới. Đây chính là các cổ phiếu mạnh liên tục vượt các đỉnh mới mà các nhà đầu tư cần quan tâm đặc biệt. Nhưng cũng có số lượng không nhỏ các nhà đầu tư lại ưa thích các cổ phiếu đang đi xuống hoặc đang điều chỉnh sâu để mua vào. Đây rõ ràng không phải là chiến lược hợp lý, bởi giá cổ phiếu còn có thể đi xuống các mức thấp hơn.
Tuy nhiên tiêu chí new high có lẽ vẫn chưa đủ bởi nhiều cổ phiếu trước khi quay trở lại đỉnh điều chỉnh cũ, hay đỉnh giá gần nhất cũng đã trải qua giai đoạn tăng giá mạnh 20%, 30% hoặc thậm chí 40%. Nếu chú ý quá về phần phân tích kỹ thuật mà quên đi các yếu tố cơ bản, có lẽ chúng ta cũng sẽ bỏ qua nhiều cơ hội tăng giá mạnh trên thị trường.
Supply and demand:
Quy luật cung cầu
Supply and demand:
Quy luật cung cầu
Tiêu chí này cho biết một cổ phiếu có giao dịch sôi động, cũng có nghĩa là cổ phiếu đang “ăn khách”, có nhiều cơ hội tăng giá mạnh trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, một cổ phiếu có giao dịch với thanh khoản thấp cũng rất có thể là cổ phiếu yếu kém khi không được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Song, tiêu chuẩn này gây nhiều tranh cãi, bởi nếu chỉ quan tâm đến thanh khoản, giá trị giao dịch từng phiên của một cổ phiếu có lẽ chúng ta sẽ bỏ qua rất nhiều cổ phiếu mạnh.
Đây cũng có thể được coi như là một trong nhiều nghịch lý phổ biến trên TTCK. Bởi nhiều doanh nghiệp trước khi trải qua nhiều đợt tăng giá mạnh cũng trải qua giai đoạn giao dịch ảm đạm và ít được các nhà đầu tư quan tâm. Thường cổ phiếu triển vọng khi chưa được thị trường quan tâm sẽ có khối lượng giao dịch thấp.
Trong khi chúng chỉ được quan tâm khi có nhiều thông tin tích cực được tung ra và đó là lúc mà nhiều nhà đầu tư đang mua và tung hô cổ phiếu đó. Thực tế đây lại chính là giai đoạn nguy hiểm đối với các nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Cổ phiếu giao dịch mạnh, được nhiều người biết đến đó là lúc nó lên mức giá cao. Quá trình điều chỉnh đảo chiều nhiều khả năng xảy ra ngay sau đó cũng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn, rơi vào trạng thái thua lỗ.
Leader or laggard:
Cổ phiếu dẫn đầu
Leader or laggard:
Cổ phiếu dẫn đầu
W.O’Neil cũng đã nói nhiều đến các “siêu” cổ phiếu như: Xerox hay MCI Communication (Worldcom) trong giai đoạn bong bóng dotcom. Và các nhà đầu tư đều biết, những doanh nghiệp này sau đó đều đã phá sản, giá cổ phiếu tuột dốc thê thảm khi hàng loạt phi vụ thao túng báo cáo tài chính bị phát hiện.
Trong hoạt động đầu tư, không cần đó là cổ phiếu hàng đầu hoặc đội sổ, hay cổ phiếu mức vốn hóa lớn, nhỏ, miễn là doanh nghiệp trải qua bài thuốc thử về chất lượng nghiêm ngặt. Nếu đó là cổ phiếu vừa và nhỏ đặc biệt với tài sản ngầm đủ hấp dẫn, mức giá rẻ thì trước sau cũng thu hút sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư.
Institutional:
Yếu tố khách hàng tổ chức
Institutional:
Yếu tố khách hàng tổ chức
Một số doanh nghiệp Việt Nam tốt như VNM, VCB, CTD, VIC, HPG thông thường sẽ có nhiều tổ chức, quỹ đầu tư chuyên nghiệp nắm giữ. Tiêu chí khách hàng tổ chức gợi ý cho các nhà đầu tư là hãy lựa chọn các cổ phiếu có nhiều quỹ nổi danh, uy tín mua vào. Điều này cũng gây quan điểm bất đồng bởi các quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng sai về thời điểm mua, hoặc đôi khi mua vào khi doanh nghiệp ở giai đoạn hoàng kim nhất. Vì thế, việc kiểm tra cơ cấu cổ đông là cần thiết nhưng vẫn phải kiểm tra hiệu quả đầu tư của chính các quỹ đó xem hiệu suất các quỹ trong các năm gần nhất như thế nào.
Chúng ta có thể yên tâm khi mua vào cổ phiếu có nhiều quỹ lớn nắm giữ, nhưng mặt trái của việc này là khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do lại rất lớn khiến cổ phiếu bị pha loãng. Điều đó cũng có nghĩa, giá cổ phiếu muốn tăng mạnh phải có lực mua vào rất lớn, vì thế khó xảy ra nếu so với các cổ phiếu có vốn hóa vừa phải hoặc nhỏ.
Market: Thị trường
Market: Thị trường
Tầm quan trọng của dự báo đúng xu hướng thị trường trong chiến lược đầu tư tăng trưởng sẽ rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động giao dịch ngắn hạn, đầu cơ. Việc dự báo xu hướng rất khó và việc giao dịch đúng thời điểm là một trong nhiều thách thức đối với các nhà đầu tư cá nhân cũng như chuyên nghiệp.
Như vậy, sẽ hợp lý và có lý trí hơn là áp dụng chiến lược kiểm tra kỹ lưỡng từng cổ phiếu, đánh giá từng cơ hội đầu tư trên thị trường dù thị trường có diễn biến tốt hay xấu. Thị trường trải qua các giai đoạn thăng trầm, nhiều cơ hội giá rẻ được bán tháo và chỉ những nhà đầu tư có kinh nghiệm, bản lĩnh mới thực sự nhìn ra. Như vậy, hãy chú ý đến từng cơ hội riêng lẻ hơn là việc tự tin phán đoán xu hướng của thị trường.
Trên TTCK năm nào cũng xuất hiện các cơ hội vàng: giá cổ phiếu bán rẻ gần như cho không; các cổ phiếu bị quên lãng nhanh chóng trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư, trở thành các cổ phiếu hot trong mỗi giai đoạn tăng điểm lớn của thị trường. |