Chống ngập tại TPHCM: Có cống cũng như không

 
(ĐTTCO) - Chỉ mới bắt đầu mùa mưa 2017 nhưng nhiều khu vực ở TPHCM đã ngập nặng sau mưa. Đáng nói là hầu hết những cơn mưa đầu mùa này không lớn...
Theo số liệu của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP Trung tâm chống ngập (TTCN), hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 35 tuyến đường bị ngập nước. Tuy nhiên, trên thực tế những cơn mưa vừa qua, số tuyến đường bị ngập cao hơn rất nhiều so với con số TTCN nêu ra. Trong đó có nhiều tuyến đường đã được đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh. Vì sao?

Chống ngập tại TPHCM: Có cống cũng như không ảnh 1 Sau cơn mưa ngày 15-5-2017 hầm chui Tân Tạo thành hồ. Ảnh: Chí Thạnh

Chỗ nào cũng ngập

Theo TTCN, hiện nay trên địa bàn TP có 14 tuyến đường thường xuyên bị ngập nước khi mưa và 21 tuyến đường thỉnh thoảng… bị ngập. 21 tuyến đường này đã được xử lý ngập bằng các giải pháp cấp bách trước đây, tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện ngập khi có những cơn mưa vượt tần suất (85,36mm cống cấp 2; 75,88mm cống cấp 3, mực nước triều +l,32m). Hầu hết các tuyến đường bị ngập sâu với thời gian ngập kéo dài tập trung ở các quận 6,
Chỉ mới bắt đầu vào mùa mưa 2017 nhưng nhiều khu vực ở TPHCM đã ngập nặng sau mưa. Đáng nói, theo nhiều chuyên gia, hầu hết những cơn mưa đầu mùa này không lớn…
8, 9, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức… Đường Tô Ngọc Vân quận Thủ Đức là một trong những tuyến đường mà cứ mưa lớn là nước lại chảy cuồn cuộn không khác “lũ miền Trung”. Tại đây, mỗi lần ô tô, xe tải chạy qua tạo thành những đợt sóng ập vào nhà dân xung quanh đường. Thậm chí, có thời điểm nước chảy quá mạnh khiến giao thông trên tuyến đường này gần như thất thủ bởi có chỗ nước ngập hết bánh xe máy 2 bánh.
Còn ở khu vực phía Tây, tình trạng ngập cũng diễn ra không kém. Theo đó, trên đường Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm, An Dương Vương, Nguyễn Thức Đường, Tân Hòa Đông (Bình Tân); Hồng Bàng, Lò Siêu (quận 11); Âu Cơ (Tân Phú)... mưa chỉ mới chừng 15, 20 phút nhưng nước đã ngập lênh láng. Số đường bị ngập nước thống kê được cao hơn nhiều so với con số mà TTCN nêu ra.

Chống ngập… vẫn ngập
Hầu hết các tuyến đường bị ngập sâu với thời gian ngập kéo dài tập trung ở các quận 6, 8, 9, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức…
Cũng theo TTCN, trong năm 2016 thành phố đã xóa ngập do mưa được cho 5 tuyến đường và giải quyết ngập do triều cho 2 tuyến đường. Cũng trong năm 2016, thành phố hoàn thành đưa vào vận hành 16 tuyến cống thoát nước với chiều dài 62,5km; nạo vét 38,4km kênh rạch. Năm 2017, TTCN đặt mục tiêu xóa ngập do mưa cho 13 tuyến đường như Trương Vĩnh Ký, Gò Dầu (Tân Phú), An Dương Vương (quận 8)… và đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục kiểm soát triều của dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP trị giá 10.000 tỷ đồng, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), phục vụ kiểm soát triều cho lưu vực 550km² dự kiến hoàn thành vào năm 2018.
Chống ngập tại TPHCM: Có cống cũng như không ảnh 2 Dự án kênh Tân Hóa - Lò Gốm đã hoàn thành, đường Tân Hòa Đông (quận Bình Tân)
được nâng cấp nhưng vẫn ngập sâu sau cơn mưa chiều 15-5. Ảnh: HIẾU NGHĨA

Từ hơn 10 năm nay, năm nào các cơ quan chức năng của TPHCM cũng báo cáo đã xóa ngập được cho hàng chục điểm trên nhiều tuyến đường như vậy. Thế nhưng, tại sao, thành phố vẫn ngập? Ngập ở ngay cả những tuyến đường đã được đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh? Minh chứng cho điều này là hai đại lộ Phạm Văn Đồng và đường Võ Văn Kiệt. Ở đây, hệ thống thoát nước được đầu tư hoàn chỉnh nhưng cứ mưa là nước ngập.

“Vô hình trung” đường Phạm Văn Đồng như một con đê cắt ngang, nên mưa xuống là
Từ hơn 10 năm nay, năm nào các cơ quan chức năng của TPHCM cũng báo cáo đã xóa ngập được cho hàng chục điểm trên nhiều tuyến đường như vậy. Thế nhưng, tại sao, thành phố vẫn ngập? Ngập ở ngay cả những tuyến đường đã được đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh?
ngập vì nước không biết thoát đi đâu? Tương tự, dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm sau khi đưa vào sử dụng được kỳ vọng tăng khả năng thoát nước, giải quyết tình trạng ngập úng cho cả lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm với diện tích khoảng 19km² với khoảng 130.000 người dân ở khu vực quận 6, 8, 11, Tân Bình, Tân Phú. Tuyến kênh này bắt đầu từ đường Đồng Đen (quận Tân Bình), băng qua đường Âu Cơ (quận Tân Phú) đến đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 6). Tuy nhiên, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng 2 năm nay nhưng tình trạng ngập vẫn thường xuyên xảy ra mỗi khi có mưa lớn. Điều đáng nói là ngập ngay khu vực thượng nguồn của tuyến kênh này. Cụ thể, cứ mưa là đường Âu Cơ, Nguyễn Hồng Đào, Bàu Cát, Thoại Ngọc Hầu… biến thành sông.
Lý giải về thực trạng này TTCN cho rằng, hệ thống thoát nước đầu tư đã lâu, một số vị trí bị xuống cấp, đường trũng thấp, tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, lấn chiếm kênh rạch, tuyến cống, hầm ga và cửa xả... Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các tuyến đường bị ngập cục bộ. Theo TTCN, trong năm 2017 sẽ giải quyết 13/17 tuyến đường ngập nước do mưa; 23/23 tuyến đường ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách; 179/179 tuyến hẻm và 9 tuyến đường ngập nước do triều. Ngoài ra, các quận, huyện cũng đã đề xuất danh sách 1.127 tuyến đường, hẻm cần phải nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước để kết nối đồng bộ với dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

Các tin khác