Chuyện khó nói

Hiện có nhiều CP của các CTCK có thương hiệu, tiềm lực đang ở mức giá hấp dẫn, nhưng sức cầu vẫn không mạnh. Trong khi đó, những vụ mua bán CTCK phần lớn tập trung ở các CTCK tốp dưới cùng, hay nói nôm na là những thương vụ mua bán giấy phép.

Hiện có nhiều CP của các CTCK có thương hiệu, tiềm lực đang ở mức giá hấp dẫn, nhưng sức cầu vẫn không mạnh. Trong khi đó, những vụ mua bán CTCK phần lớn tập trung ở các CTCK tốp dưới cùng, hay nói nôm na là những thương vụ mua bán giấy phép.

Loại bỏ những yếu tố như giá cả, chi phí xây mới rẻ hơn việc nâng cấp, một trong những nguyên nhân khiến NĐT e ngại là phần nợ ngân hàng của một số CTCK “có tầm” cũng tương đương với tầm vóc, tên tuổi của chính các công ty đó. Không ai bỏ ra một cục tiền mua CP CTCK để rồi phải ôm thêm cục nợ.

Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất nhưng cũng khó nói nhất. Từ đây, có thể nhìn ra được khả năng CTCK đi thâu tóm CTCK khác hoặc sáp nhập với nhau khó xảy ra, vì nợ của mình xử lý chưa xong làm sao có thể đi gánh cho những người khác.

Sẽ có hàng loạt vấn đề hóc búa dành cho những CTCK có khoản nợ lớn với ngân hàng: Những người lãnh đạo liệu có thể toàn tâm toàn ý để điều hành khi công ty mình mang những khoản nợ hay không? Nhiều sếp lúc trước đã vung tay quá trán, khiến công ty của mình phải ôm cục nợ lớn, giờ muốn ra đi cũng không phải dễ. Nhưng ở lại để xử lý một khối lượng công việc lẫn khó khăn ngổn ngang trước mắt lại càng đau đầu hơn.

Chưa kể đến việc sẽ gặp phải sự ghẻ lạnh từ chính các ông chủ, các cổ đông lớn của CTCK cũng có thể khiến những người điều hành mất hẳn nhuệ khí. Đầu tàu không vững, cả đoàn tàu dễ bị trật bánh. Từ khi TTCK Việt Nam ra đời đến nay, mỗi khi thị trường rơi vào giai đoạn khó khăn, dân CK vẫn nói với nhau: Đợi đi, ráng đợi đi! Không ít CTCK hiện nay cũng đang chọn giải pháp này, nhưng đợi đến khi nào?

Áp lực lãi vay không chỉ bào mòn túi tiền của CTCK mà còn đang điểm huyệt vào những suy nghĩ của những người lãnh đạo. Các CTCK sẽ chịu nhiệt được bao lâu nữa? Vẫn có những CTCK do siết đòn bẩy chặt chẽ nên không dính vào nợ nần, dù thị trường có khó khăn, vẫn có thể cầm cự và chủ động được nhiều điều.

Điều đó cho thấy không phải tất cả CTCK đều “sai”. Vì vậy, trước khi đổ thừa cho thị trường chung, có lẽ những CTCK đã lỡ vung tay quá trán hãy trách mình trước và thành thật hơn.

Các tin khác