Thông tin giảm trần lãi suất huy động đã không có nhiều tác động tích cực lên thị trường, dòng tiền dường như vẫn chỉ nằm im để chờ cơ hội.
![]() |
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 1,89 điểm (+0,39%) lên 484,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,7 triệu đơn vị, trị giá 33 tỷ đồng.
Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp tục đà tăng, trong nhóm VN30, hầu hết các mã đều có được sắc xanh và vàng, 4 mã giảm điểm là PVD, STB, MBB và DIG, với mức giảm giao động quanh từ 100 – 200 đồng/cp.
Đến 9h25, số mã quay về giao dịch quanh mốc tham chiếu khiến thị trường bị hãm bớt đà tăng, chỉ số VN-Index đứng ở mốc 484,09 điểm, tăng 1,14 điểm. tổng giá trị giao dịch đạt gần 97 tỷ đồng.
Các mã có giá trị vốn hóa lớn như VNM, VIC, GAS, MSN đều giao dịch tại giá tham chiếu.
Trước thông tin giá vàng giảm mạnh, hiện đang giao dịch quanh mốc 34 triệu đồng/lượng, dường như dòng tiền của nhà đầu tư dịch chuyển từ thị trường chứng khoán sang thị trường vàng.
9h33 sắc đỏ lại chiếm lĩnh trên bảng điện tử, số mã giảm điểm nhiều thêm, trong nhóm VN30 có đến 12 mã giảm điểm và 11 mã đứng giá. Chỉ số VN-Index giảm 1,55 điểm, xuống 481,4 điểm.
VIC, MSN và GAS cùng giảm 500 đồng/cp.
Trên sàn HNX, sắc xanh cũng xuất hiện ngay từ đầu phiên, đến 9h26, chỉ số HNX-Index tăng 0,12 điểm (+0,19%) lên 62,97 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 4,7 triệu đơn vị, trị giá 36 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sắc xanh nhanh chóng bị thay thế bằng sắc đỏ. Trong nhóm HNX30 chỉ còn 4 mã giữ được đà tăng là ACB, PVX (tăng 100 đồng); PLC tăng 200 đồng.
9h55, HNX-Index giảm 0,08 điểm, xuống 62,77 điểm, tổng giá trị giao dịch đạt gần 62 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index đứng ở mốc 484,38 điểm, tăng 1,43 điểm (+0,3%). Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 28 triệu đơn vị, tương đương giá trị 513,59 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,87 triệu đơn vị, giá trị 93,62 tỷ đồng.
Cả sàn có 85 mã tăng, 82 mã giảm, 75 mã đứng giá.
Với 12 mã tăng, 9 mã đứng giá, 9 mã giảm điểm, chỉ số VN30-Index đứng ở mức 541,11 điểm, tăng 1,22 điểm (+0,23%).
Mặc dù kết thúc phiên đứng ở mốc tham chiếu, nhưng VIC giao dịch thỏa thuận trên 1,35 triệu đơn vị tại mức giá 65.000 đồng/cp, trị giá 87 tỷ đồng.
Đà tăng một số mã lớn như VNM (tăng 1.000 đồng); MSN (tăng 500 đồng); VCB (tăng 400 đồng)… giúp cho HOSE lấy lại được sắc xanh.
5 mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên HOSE là CTG, HQC, ITA, PPC và TLH những khối lượng khớp được cũng chỉ giao động quanh mức trên 1 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 61 mã, với tổng khối lượng đạt trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, cổ phiếu PPC được mua nhiều nhất, đạt trên 250.000 đơn vị.
Không như HOSE, HNX kết thúc phiên vẫn chìm trong sắc đỏ, mặc dù có đôi lúc bứt lên.
Kết thúc phiên sáng, chỉ số HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,27%) xuống 62,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 15 triệu đơn vị, trị giá 117,72 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 340.421 đơn vị, trị giá 1,49 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, có 6 mã tăng điểm, 8 mã giảm, 16 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index tăng 0,24 điểm (0,21%), lên 117,64 điểm.
Trong nhóm HNX30 có TH1 tăng trần, với lượng dư bán trần trên 1.000 đơn vị, hiện đang giao dịch tại mức giá 34.200 đồng/cp.
FLC là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất HNX, đạt trên 3,3 triệu đơn vị. Tiếp đến là SCR và SHB đều khớp được trên 1 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 31 mã với tổng khối lượng 340.300 cổ phiếu (trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu STL với 132.000 cổ phiếu), đồng thời bán ra 5 mã với tổng khối lượng 33.300 cổ phiếu.
* Lực mua yếu khiến màu xanh nhạt nhanh chóng bị dập tắt khi bên nắm giữ tăng cường độ bán ra vào cuối phiên. EIB được thỏa thuận hơn 17 triệu cổ phiếu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6, chỉ số VN-Index giảm 1,82 điểm (-0,38%) xuống 481,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 62 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.060,35 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 20,34 triệu đơn vị, trị giá 402,02 tỷ đồng.
Toàn sàn có 79 mã tăng, 125 mã giảm và 68 mã đứng giá.
Trong nhóm VN30 có 6 mã tăng, 9 mã đứng giá, 15 mã giảm giá, chỉ số VN30-Index giảm 1,35 điểm (-0,25%), xuống 538,54 điểm.
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài VCB giữ vững đà tăng đến hết phiên, với mức tăng 400 đồng/cp, hầu hết các mã đều đứng giá như STB, MBB, EIB.
Mặc dù đứng giá nhưng cổ phiếu EIB liên tục có lệnh thỏa thuận tại mức giá 15.400 đồng/cp. Kết thúc phiên, cổ phiếu này thỏa thuận được trên 17,5 triệu đơn vị, trị giá 268 tỷ đồng.
VNM và MSN đứng ở mốc tham chiếu, trong khi VIC, GAS, BVH đều giảm điểm giao động từ 500 – 1.000 đồng/cp.
CTG đạt khối lượng giao dịch lớn nhất trên HOSE, với 3,4 triệu đơn vị khớp được. Tiếp đến là ITA với 2,3 triệu đơn vị. PPC và HQC cùng đạt khối lượng trên 1,7 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 82 mã với tổng khối lượng đạt 2,3 triệu đơn vị. Trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu PPC, đạt gần 580.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến trong phiên giao dịch chiều không có nhiều cải thiện so với phiên sáng, sắc đỏ vẫn là màu chủ đạo trên bảng điện tử.
Kết thúc phiên chiều, chỉ số HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,14%), xuống 62,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch gần 36 triệu đơn vị, tương đương trị giá 262,24 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 8,1 triệu cổ phiếu, trị giá 51,17 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, có 4 mã tăng điểm, 10 đứng giá và 16 mã giảm điểm, chỉ số HNX30-Index giảm 0,47 điểm (-0,4%) xuống 116,93 điểm.
Sau khi tăng trần trong phiên sáng, cổ phiếu TH1 quay về giao dịch quanh mốc tham chiếu trong phiên giao dịch chiều.
Sau thông báo tạm ứng cổ tức năm 2013, tỷ lệ 5% bằng tiền mặt, cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC có phiên giao dịch ấn tượng, khối lượng khớp được đạt trên 5,2 triệu đơn vị. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch tại mức giá 6.500 đồng/cp. Ngoài ra cổ phiếu này cũng thỏa thuận được 7,63 triệu đơn vị, trị giá gần 49 tỷ đồng.
Sau FLC, SHB cũng là mã đạt khối lượng giao dịch lớn gần 4 triệu đơn vị; SCR đạt 2,5 triệu đơn vị.
Khối ngoại mua vào 44 mã với khối lượng đạt 750.000 đơn vị, trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu PVS đạt 266.700 đơn vị, đồng thời bán ra 7 mã với khối lượng 135.400 cổ phiếu.