CK 8-11: VN-Index bật tăng

Đà hưng phấn của phiên giao dịch hôm qua (7/11) nhanh chóng biến mất trong phiên giao dịch sáng nay (8-11).

Đà hưng phấn của phiên giao dịch hôm qua (7/11) nhanh chóng biến mất trong phiên giao dịch sáng nay (8-11). 

Kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, VN-Index giảm 0,58 điểm (-0,15%) xuống 380,32 điểm.

Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index đảo chiều vượt qua mốc tham chiếu, tuy nhiên đà tăng không bền nên chỉ sau ít phút chỉ số này đã quay đầu giảm điểm.

Tại thời điểm 9h48, VN-Index đứng ở mức 380,72 điểm, giảm 0,18 điểm (-0,05%).

Tiếp đà tăng trần của phiên giao dịch trước, bước vào đầu phiên giao dịch này, BVH tăng trần, tuy nhiên sau đó đã để mất mốc này.

Sau thông tin Kinh Đô Bình Dương muốn mua 8 triệu cổ phiếu, KDC tăng trần, đạt 33.700 đồng/Cp, tăng 1.600 đồng/CP. ITA xoay quanh mốc tham chiếu. Trong khi đó, EIB giảm 100 đồng, VNM giảm 1.000 đồng/CP.

KBC được đẩy từ mốc tham chiếu lên mức trần, với lượng dư bán trần hơn 100.000 cổ phiếu. BGM vẫn giữ được mức giá trần trong 3 phiên liên tiếp, tại thời điểm, cổ phiếu đứng ở mức giá 4.000 đồng/CP. Trong khi đó,  LAF cũng có phiên thứ 2 tăng trần sau 10 phiên giảm sàn, tạm đứng ở mức giá 4.000 đồng/CP

Sự phục hồi của một số mã bluechip sau đó đã giúp VN-Index vượt qua được mốc tham chiếu. Tại thời điểm 10h10, VN-Index tăng 1,9 điểm (0,5%) lên 382,8 điểm.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX Index cũng giảm điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch. Chỉ số HNX Index hiện giảm 0,36 điểm (-0,7%).

Trong nhóm HNX30 không có cổ phiếu nào tăng giá, 8 mã đứng giá, 5 mã không giao dịch và 17 mã giảm giá (trong đó PVL giảm sàn).

PVX và SCR có cùng mức giảm 200 đồng/CP, ACB giảm 100 đồng/CP, riêng SCR được mua vào hơn 1,4 triệu cổ phiếu.

Nhịp tăng của VN-Index được duy trì khá tốt khi các mã bluechip vẫn nhận được sự hỗ trợ của lực cung. Tuy nhiên, sự thận trọng chưa được dỡ bỏ khiến thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Kết thúc phiên giao dịch sáng, VN-Index tăng 2,54 điểm (0,67%) lên 383,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 13,53 triệu đơn vị, tương đương giá trị 206,62 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 2 triệu đơn vị, trị giá 59,27 tỷ đồng.

Với 10 mã tăng giá, 9 mã giảm giá và 11 mã đứng giá tham chiếu, chỉ số VN30 tạm dừng phiên sáng tại 452,64 điểm, tăng 1,81 điểm (+0,4%).

10 mã tăng giá thuộc nhóm VN30 chỉ có ITA duy trì được mức trần với lượng dư bán trần gần 1,4 triệu cổ phiếu. BVH tăng 1.100 đồng/CP, KDC và MSN tăng 1.500 đồng/CP. Nhóm cổ phiếu ngân hàng có VCB tăng 1.000 đồng/CP, MBB tăng 200 đồng/CP, CTG tăng 100 đồng/CP, còn lại hầu hết đều giảm giá. Trong khi đó, OGC và NTL giảm 100 đồng/CP, VNM giảm 1.000 đồng/CP. Còn EIB, FPT, HAG và PVD quay trở lại mốc tham chiếu.

BGM và KBC duy trì được mức trần đến cuối phiên giao dịch sáng, trong đó, BGM dư mua trần hơn nửa triệu cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng ấn tượng vào cuối phiên, trong đó PVT, PXI và PXL được đẩy lên mức trần.
MBB là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất trên sàn HOSE với khối lượng khớp lệnh đạt 1,21 triệu đơn vị. Đây cũng là cổ phiếu duy nhất có khối lượng khớp đạt trên 1 triệu đơn vị.

Khối ngoại cũng giảm mạnh giao dịch khi chỉ mua vào 40 mã với khối lượng 156.288 cổ phiếu, trong đó mua vào nhất nhất là VSH với khối lượng 22.247 cổ phiếu và HSG với khối lượng 20.008 cổ phiếu.

Diễn biến của sàn HNX không có nhiều thay đổi, kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 8-11, HNX-Index đứng ở mức 51,01 điểm, giảm 0,57 điểm (-1,11%) với hầu hết các mã trên sàn đều giảm điểm hoặc đứng ở mức tham chiếu. Toàn sàn có 30 mã tăng, 113 mã giảm và 251 mã tham chiếu, tổng khối lượng giao dịch đạt 10,94 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 69,68 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 417.402 cổ phiếu với tổng giá trị 10,32 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30 có tới 22 mã giảm giá (PVL giảm sàn), duy nhất chỉ có OCH giữ được đà tăng điểm với mức tăng 100 đồng/CP, còn lại 7 mã đứng giá và không giao dịch, HNX30 giảm 1,43 điểm (-1,54%) xuống 91,71 điểm.

Các cổ phiếu có vốn hóa lớn trên sàn HNX như ACB giảm 100 đồng/CP, KLS, PVX, SCR, VND giảm 200 đồng/CP, trong khi đó, PVS vừa công bố kết quả kinh doanh khá tốt đứng ở mức tham chiếu. NTP và TH1 cùng giảm 500 đồng/CP.

Cổ phiếu SCR được giao dịch nhiều nhất với khối lượng khớp lệnh đạt 2,49 triệu cổ phiếu, tiếp đó là SHB với khối lượng khớp đạt gần 1,5 triệu cổ phiếu

Khối ngoại mua vào 26 mã với tổng khối lượng mua vào 241.100 cổ phiếu, trong dó mua vào nhiều nhất là mã BVS với 45.000 cổ phiếu, SDT (30.500 cổ phiếu) và LAS (30.000 cổ phiếu). Đồng thời, họ bán ra 7 mã với tổng khối lượng 138.300 cổ phiếu.

*  Không khí giao dịch trên HOSE trở nên nhộn nhịp hơn bởi các lệnh mua của NĐTNN. Lực cầu tăng lên ở đợt cuối, giúp VN-Index tăng mạnh. 

Lúc 13h23, thị trường có dấu hiệu đuối sức, chỉ số VN-Index thu hẹp mức tăng khi hầu hết các mã trên sàn đều giảm điểm. Tại thời điểm này, VN-Index đứng ở mức 381,7 điểm, tăng 1,38 điểm. Tuy nhiên, chỉ 15 phút cuối giao dịch, lực cầu mạnh đã đẩy chỉ số này bật tăng mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8-11, chỉ số VN-Index tăng 4,7 điểm (+1,23%), lên 385,6 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 23,29 triệu đơn vị, tương đương giá trị 364,45 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 2,43 triệu đơn vị, trị giá 71,2 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30, BVH, KDC và VCB được đẩy lên giá trần với mức tăng tương ứng 1.300 đồng/CP, 1.600 đồng/Cp và 1.100 cổ phiếu, các mã ngân hàng khác như MSN, VNM, CTG, MBB cũng giữ được nhịp tăng tốt, EIB đứng ở mức tham chiếu. Trong khi đó, ITA bị nhà đầu tư xả mạnh và quay lại mốc tham chiếu đạt 3.900 đồng/CP.

Với 17 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 6 mã giảm giá, chỉ số VN30-Index tăng 4,95 điểm (+1,1%), lên 455,78 điểm.

Tuy nhiên, thanh khoản vẫn không mấy được cải thiện khi kết thúc phiên giao dịch, trên sàn HOSE chỉ có 2 mã có khối lượng giao dịch đạt trên 1 triệu cổ phiếu là MBB và ITA với khối lượng khớp lần lượt đạt 2,24 triệu đơn vị và 1,15 triệu đơn vị.

Điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay là giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài khi kết thúc phiên giao dịch họ mua vào 64 mã với khối lượng 4.852.120 cổ phiếu, trong đó, họ mua vào nhiều nhất các mã gồm VCB (519.800 cổ phiếu), CTG (383.670 cổ phiếu), HSG (381.500 cổ phiếu), DPM (301.030 cổ phiếu), VSH (297.450 cổ phiếu), HAG (296.320 cổ phiếu).

Trên sàn HNX, các mã có vốn hóa lớn rủ nhau giảm giá khiến HNX-Index không vượt qua được mức tham chiếu. Kết thúc phiên giao dịch, HNX-Index giảm 0,5 điểm (-0,97%) xuống 51,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 22,39 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 135,79 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,22 triệu đơn vị, trị giá 15,21 tỷ đồng.

Với 3 mã tăng giá gồm IDJ, OCH và PVC tăng 100 đồng/CP, 11 mã đứng giá và 16 mã giảm giá, HNX30 đứng ở mức 91,69 điểm, giảm 1,46 điểm (-1,56%).

Kết thúc phiên giao dịch, SCR bị kéo giảm sàn với lệnh mua trống sàn đứng ở mức giá 4.000 đồng/CP. Đây là cổ phiếu được nhà đầu tư gom nhiều nhất trên sàn HNX với khối lượng khớp hơn 5,2 triệu đơn vị.

Các mã có vốn hóa lớn khác như ACB, KLS, PVX giảm 200 đồng/CP, VND giảm 300 đồng/CP.

5 cổ phiếu tiếp đó có khối lượng khớp đạt hơn 1 triệu đơn vị gồm SHB (2,47 triệu đơn vị), VND (2,23 triệu đơn vị), PVX (1,22 triệu đơn vị), KLS (1,19 triệu đơn vị) và FLC (1,17 triệu đơn vị).

Khối ngoại mua vào 32 mã trên sàn HNX với tổng khối lượng 355.500 cổ phiếu, trong đó họ mua vào nhiều nhất là BVS với 45.000 cổ phiếu. Bên cạnh đó, họ bán ra 12 mã với tổng khối lượng 205.500 cổ phiếu, trong đó, mã KLS được bán ra nhiều nhất với 77.000 cổ phiếu.

Các tin khác