CK Hoa Kỳ 20-12: Giảm theo lo ngại châu Âu

(ĐTTC) - Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần vào lúc rạng sáng 20-12 (giờ Việt Nam), CK Hoa Kỳ lao dốc, theo sau 2 phiên tăng điểm hồi cuối tuần trước, trong bối cảnh CP ngành tài chính giảm mạnh do những quan ngại rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ thất bại trong việc kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công.

CP Bank of America Corp. (BAC) mất 4,1%, giảm xuống dưới 5 USD lần đầu tiên kể từ tháng 3-2009, theo sau bài báo rằng các định chế tài chính lớn phải tăng thêm vốn dự trữ. CP JPMorgan Chase & Co. (JPM) và Morgan Stanley giảm hơn 3,7%. CP Alcoa (AA) Inc., Hewlett-Packard Co. (HPQ) và Microsoft Corp. (MSFT) giảm ít nhất 1,8%, dẫn đầu phiên rớt giá của các công ty lớn nhất trên thị trường.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,2% xuống 1.205,35 điểm. Chỉ số này tăng 0,7% trong 2 phiên giao dịch trước đó. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 100,13 điểm (0,8%), còn 11.766,26 điểm. Khoảng 6,3 tỷ CP đã được chuyền tay trên các thị trường Hoa Kỳ, thấp hơn 21% so với mức bình quân 3 tháng.

“Không chỉ có hoa hồng và bánh kẹo”, theo Malcolm Polley, người trông coi 1,1 tỷ USD với tư cách Giám đốc Đầu tư tại Stewart Capital ở Indiana, Pennsylvania. “Bạn có một vấn đề nợ ngoan cố ở châu Âu. Và người ta vẫn chưa làm được gì để tống khứ nó”.

Chỉ số S&P 500 đã mất 4,2% kể từ hồi đầu năm, có vẻ như sẽ kết thúc 1 năm giảm điểm, chấm dứt đà tăng của 2 năm trước đó, trong bối cảnh quan ngại về tăng trưởng toàn cầu và nợ công châu Âu gia tăng. CP ngành tài chính rớt giá mạnh nhất trong số 10 ngành của chỉ số S&P 500, giảm tới 23%.

CK giảm sau khi Chủ tịch NHTW châu ÂU (ECB) Mario Draghi nói những rủi ro chính cho nền kinh tế vẫn còn, trong khi luật ngăn cản ông gia tăng việc mua lại trái phiếu các chính phủ để chống khủng hoảng. Các thị trường vốn rớt điểm thêm sau khi tờ Dow Jones cho biết các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) thất bại trong thỏa thuận nân trần các quỹ ứng cứu tạm thời và thường xuyên.

Nửa đầu năm 2012 sẽ có nguy cơ thị trường xuống dốc do cuộc khủng hoảng nợ công khuyến khích người ta đầu tư theo kiểu trú ẩn, theo nhận định của Mohamed El-Erian, CEO Pacific Investment Management Co.

“Ý tưởng khắc khổ trước, tiền đổ vào sau là một cách khó để chống lại cuộc khủng hoảng nợ”, theo James Dunigan, người giúp trông coi 103 tỷ USD với tư cách Giám đốc đầu tư tại Philadelphia của PNC Wealth Management.

Các tin khác