LTG là thương hiệu lớn trong ngành nông nghiệp, một món hàng hot trên TTCK, nhưng cũng ẩn chứa không ít thách thức.
Bề dày lịch sử
LTG thành lập năm 1993 với tên gọi Công ty Dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang, với vốn điều lệ 750 triệu đồng và 23 nhân sự. Ban đầu phạm vi hoạt động của công ty chỉ quanh khu vực ĐBSCL. Năm 1994, công ty thành lập văn phòng đại diện tại TPHCM và sau đó mở rộng phạm vi kinh doanh trên cả nước.
LTG thành lập năm 1993 với tên gọi Công ty Dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang, với vốn điều lệ 750 triệu đồng và 23 nhân sự. Ban đầu phạm vi hoạt động của công ty chỉ quanh khu vực ĐBSCL. Năm 1994, công ty thành lập văn phòng đại diện tại TPHCM và sau đó mở rộng phạm vi kinh doanh trên cả nước.
Năm 1996 với việc Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống đi vào hoạt động và đầu tư xây dựng 2 nhà máy gia công, chế biến nông dược tổng công suất 5.000 tấn/năm, công ty chính thức bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu và kinh doanh hạt giống. Công ty cổ phần hóa năm 2004 với vốn điều lệ 160 tỷ đồng.
Năm 2011, kiềng ba chân của công ty bắt đầu hình thành với chuỗi giá trị gạo bao gồm 5 nhà máy đặt tại ĐBSCL. Thương hiệu gạo "Hạt Ngọc Trời" không chỉ có chỗ đứng tại thị trường trong nước mà đã có mặt tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2015, công ty đổi tên thành Tập đoàn Lộc Trời và tăng vốn điều lệ lên 671,6 tỷ đồng.
Tính tới hết năm 2016, LTG có vốn điều lệ 671 tỷ đồng, gấp gần 90 lần khi thành lập, với 14 công ty con, 3.200 nhân sự, kinh doanh trong 3 lĩnh vực chính là thuốc bảo vệ thực vật và dinh dưỡng cây trồng, giống cây trồng và chế biến lương thực. LTG dẫn đầu thị trường trong ngành thuốc bảo vệ thực vật với 20% thị phần, có mạng lưới phân phối gồm 26 chi nhánh và hơn 5.000 đại lý trên toàn quốc.
Tính tới hết năm 2016, LTG có vốn điều lệ 671 tỷ đồng, gấp gần 90 lần khi thành lập, với 14 công ty con, 3.200 nhân sự, kinh doanh trong 3 lĩnh vực chính là thuốc bảo vệ thực vật và dinh dưỡng cây trồng, giống cây trồng và chế biến lương thực. LTG dẫn đầu thị trường trong ngành thuốc bảo vệ thực vật với 20% thị phần, có mạng lưới phân phối gồm 26 chi nhánh và hơn 5.000 đại lý trên toàn quốc.
Về cơ cấu cổ đông của LTG, UBND tỉnh An Giang sở hữu 24,15%, cổ đông nước ngoài nắm 44,04%, cán bộ công nhân viên nắm 15,31%, còn lại là tổ chức và cá nhân trong nước. Năm 2016, LTG đạt 7.783 tỷ đồng doanh thu và 349 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng lợi nhuận trên mỗi CP (EPS) đạt 4.382 đồng.
Trong 10 năm qua, LTG đạt mức tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) doanh thu thuần 13,66% và lợi nhuận sau thuế 18,14%. Năm 2017 LTG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 8.287 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 460 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7%, EPS đạt 5.822 đồng/CP và cổ tức 30% tiền mặt. 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của LTG đạt 4.052 tỷ đồng, tăng trưởng 14,42% so với cùng kỳ 2016; lợi nhuận sau thuế ở mức 173 tỷ đồng, tăng gần 4%.
Trong 10 năm qua, LTG đạt mức tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) doanh thu thuần 13,66% và lợi nhuận sau thuế 18,14%. Năm 2017 LTG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 8.287 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 460 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7%, EPS đạt 5.822 đồng/CP và cổ tức 30% tiền mặt. 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của LTG đạt 4.052 tỷ đồng, tăng trưởng 14,42% so với cùng kỳ 2016; lợi nhuận sau thuế ở mức 173 tỷ đồng, tăng gần 4%.
Tập đoàn đặt mục tiêu vốn hóa 1 tỷ USD năm 2021, chiếm 30% thị phần ngành thuốc bảo vệ thực vật từ mức 20% hiện tại và số 1 về thương hiệu gạo. Dự kiến, CP LTG sẽ giao dịch chính thức ngày 24-7 tại UPCoM với giá chào sàn 55.000 đồng/CP.
Thách thức phía trước
Năm 2014, khi còn mang tên Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), ban lãnh đạo của Lộc Trời đã có những bất đồng với nhóm cổ đông lớn, bao gồm VOF do VinaCapital quản lý, DWS Vietnam Fund và một cổ đông cá nhân. Nguyên nhân bắt nguồn từ kế hoạch phát triển của AGPPS khi đó liên quan đến việc phát triển chuỗi giá trị gạo theo hướng chuyên sâu, liên kết chặt chẽ với nông dân và đưa công nghệ cao vào nông nghiệp.
Năm 2014, khi còn mang tên Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), ban lãnh đạo của Lộc Trời đã có những bất đồng với nhóm cổ đông lớn, bao gồm VOF do VinaCapital quản lý, DWS Vietnam Fund và một cổ đông cá nhân. Nguyên nhân bắt nguồn từ kế hoạch phát triển của AGPPS khi đó liên quan đến việc phát triển chuỗi giá trị gạo theo hướng chuyên sâu, liên kết chặt chẽ với nông dân và đưa công nghệ cao vào nông nghiệp.
Bất đồng được giải quyết thông qua việc nhóm cổ đông lớn bán ra 34,72% cổ phần sở hữu tại AGPPS cho Standard Chartered Private Equity.
Mâu thuẫn này thực ra cũng dễ lý giải khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Huỳnh Văn Thòn của LTG thường xuất hiện trước công chúng với những chia sẻ tâm huyết về cây lúa, về nông dân, và khi đầu tư vào mảng nông nghiệp, trồng lúa. Đặc biệt việc đầu tư tất yếu chi phí sẽ tốn kém, nếu không muốn nói là bị dàn trải và sẽ ảnh hưởng đến một số mảng còn lại, như mảng thuốc bảo vệ thực vật vốn là ưu thế truyền thống của LTG.
Có thể dẫn chứng, năm 2015 doanh thu từ mảng lương thực-gạo của LTG đạt hơn 2.900 tỷ đồng, giá vốn đạt gần 2.700 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2016 doanh thu giảm xuống còn gần 2.300 tỷ đồng, còn giá vốn xấp xỉ 2.200 tỷ đồng. Những con số này chỉ ra doanh thu từ mảng lương thực-gạo của LTG chưa có thật sự ổn định, cộng thêm việc dù trong 2 năm 2015-2016 doanh thu của LTG tương đương với hơn 8.000 tỷ đồng nhưng khoản mục hàng bán bị trả lại của năm 2016 lên đến gần 95 tỷ đồng, trong khi năm 2015 chưa đến 2 tỷ đồng.
Có thể dẫn chứng, năm 2015 doanh thu từ mảng lương thực-gạo của LTG đạt hơn 2.900 tỷ đồng, giá vốn đạt gần 2.700 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2016 doanh thu giảm xuống còn gần 2.300 tỷ đồng, còn giá vốn xấp xỉ 2.200 tỷ đồng. Những con số này chỉ ra doanh thu từ mảng lương thực-gạo của LTG chưa có thật sự ổn định, cộng thêm việc dù trong 2 năm 2015-2016 doanh thu của LTG tương đương với hơn 8.000 tỷ đồng nhưng khoản mục hàng bán bị trả lại của năm 2016 lên đến gần 95 tỷ đồng, trong khi năm 2015 chưa đến 2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Thòn vẫn tin tưởng, cho rằng: “Tiềm năng tăng trưởng ngành nông nghiệp rất lớn, đặc biệt khi Lộc Trời đang dần hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp từ khâu nghiên cứu đến khâu sản xuất, tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản chiến lược như lúa gạo, cà phê… Đồng thời Lộc Trời tiếp tục là nhà phân phối nội địa và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp lớn nhất cả nước theo mô hình sản xuất liên kết dọc”.
Thách thức của LTG sẽ nằm ở việc chứng minh chủ trương đầu tư lâu dài của tập đoàn cho cây lúa, cho hạt gạo là đúng đắn đồng thời vẫn bảo đảm được những lĩnh vực mạnh nhất cho mình. Có như vậy, LTG mới có thể đem lại “lộc” cho NĐT về mặt lâu dài.
Thách thức của LTG sẽ nằm ở việc chứng minh chủ trương đầu tư lâu dài của tập đoàn cho cây lúa, cho hạt gạo là đúng đắn đồng thời vẫn bảo đảm được những lĩnh vực mạnh nhất cho mình. Có như vậy, LTG mới có thể đem lại “lộc” cho NĐT về mặt lâu dài.