Thế nhưng, nếu nhìn vào kết quả kinh doanh ngày càng đi xuống của MCG, việc tháo chạy của MBS chỉ là vấn đề thời gian.
Đầu tư dàn trải
MCG chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ năm 2004 với vốn điều lệ ban đầu 12 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của MCG là cơ khí và điện, xây lắp đường dây và trạm biến thế điện đến 35KV, chế tạo vỏ bọc che công trình công nghiệp, thương mại và dịch vụ, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản, đầu tư kinh doanh thủy điện…
Trong khi MBS thoái hết vốn thì ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch HĐQT, vừa mua vào 3,5 triệu CP MCG, nâng số CP MCG đang sở hữu lên xấp xỉ 9 triệu CP (tương đương 15,65% vốn điều lệ). |
Tính đến cuối năm 2016, MCG có các công ty con/công ty liên kết, gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển điện Meco (tỷ lệ nắm giữ 89%), CTCP Đầu tư thủy điện Anpha (tỷ lệ nắm giữ 97,5%), CTCP Khoáng sản Meco (tỷ lệ nắm giữ 75%), CTCP Bất động sản Meco (tỷ lệ nắm giữ 67,5%), CTCP Thủy điện Thác Xăng (tỷ lệ nắm giữ 99,11%), CTCP Cơ điện và Xây dựng Hòa Bình (tỷ lệ nắm giữ 32,49%).
Việc mở rộng đầu tư ra quá nhiều ngành nghề khiến cho MCG rơi vào tình trạng mất kiểm soát tài chính (nợ khó đòi, nợ quá hạn tăng cao). MCG hiện có 350 tỷ đồng nợ xấu đang cơ cấu và xử lý gồm: 150 tỷ đồng nợ VietinBank chuyển thành 15% cổ phần tại CTCP Đầu tư thủy điện Anpha (MCG vẫn nắm chi phối), 200 tỷ đồng còn lại đang dùng để thế chấp tòa nhà Trường Chinh.
Việc mở rộng đầu tư ra quá nhiều ngành nghề khiến cho MCG rơi vào tình trạng mất kiểm soát tài chính (nợ khó đòi, nợ quá hạn tăng cao). MCG hiện có 350 tỷ đồng nợ xấu đang cơ cấu và xử lý gồm: 150 tỷ đồng nợ VietinBank chuyển thành 15% cổ phần tại CTCP Đầu tư thủy điện Anpha (MCG vẫn nắm chi phối), 200 tỷ đồng còn lại đang dùng để thế chấp tòa nhà Trường Chinh.
Hoạt động kinh doanh chính cũng bị tác động mạnh trước tình trạng bị chiếm dụng vốn. Cụ thể năm 2013, MCG gánh khoản lỗ lũy kế lên đến 176 tỷ đồng và doanh nghiệp này phải sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến thời điểm năm 2014 để xử lý khoản lỗ này. Cũng từ năm 2014 trở đi, doanh thu và lợi nhuận của MCG liên tục đi xuống.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận năm 2014 đạt lần lượt 1.119 tỷ đồng và 38,29 tỷ đồng, đến năm 2015 còn 374 tỷ đồng và 22,9 tỷ đồng, năm 2016 còn 329 tỷ đồng và 9,1 tỷ đồng. Tình trạng này tiếp tục kéo dài sang năm 2017 khi kế hoạch kinh doanh vừa được ĐHCĐ thông qua với lợi nhuận sau thuế chỉ còn 4,8 tỷ đồng (giảm 46%).
Ảnh minh họa: LONG THANH
Tiến thoái lưỡng nan
Tháng 8-2016, MCG bị HOSE đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thực tế (không xử lý lỗ) của MCG tại thời điểm 30-6-2016 là số âm. Theo BCTC bán niên 2016, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là 6,63 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 32,2 tỷ đồng.
Tháng 8-2016, MCG bị HOSE đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thực tế (không xử lý lỗ) của MCG tại thời điểm 30-6-2016 là số âm. Theo BCTC bán niên 2016, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là 6,63 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 32,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên tại BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2014, MCG đã sử dụng số tiền là 136,34 tỷ đồng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần để xử lý lỗ trên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trước tình trạng mất cân đối về tài chính, lãnh đạo MCG đã chủ động chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng “cơ cấu nợ, bảo toàn vốn”. Giải pháp này đã phần nào mang lại kết quả tích cực cho MCG nếu nhìn vào cơ cấu vốn. Tính đến thời điểm ngày 31-12-2016, tổng các khoản phải trả của MCG giảm từ 672,3 tỷ đồng xuống còn 484 tỷ đồng (chủ yếu nợ ngắn hạn).
Trước tình trạng mất cân đối về tài chính, lãnh đạo MCG đã chủ động chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng “cơ cấu nợ, bảo toàn vốn”. Giải pháp này đã phần nào mang lại kết quả tích cực cho MCG nếu nhìn vào cơ cấu vốn. Tính đến thời điểm ngày 31-12-2016, tổng các khoản phải trả của MCG giảm từ 672,3 tỷ đồng xuống còn 484 tỷ đồng (chủ yếu nợ ngắn hạn).
Ngày 17-4 vừa qua, MCG đã được HOSE đưa ra khỏi diện cảnh báo do khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc CP bị đưa vào diện cảnh báo. Có lẽ đây là điểm sáng duy nhất của MCG ở thời điểm hiện nay dù tình hình kinh doanh của MCG vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Theo BCTC hợp nhất quý I-2017, MCG đạt doanh thu hơn 37 tỷ đồng (giảm 37%), lãi ròng đạt hơn 800 triệu đồng (giảm hơn 65%).
Có lẽ quá ngán ngẩm trước tình trạng như hiện nay của MCG, nên cổ đông lớn là MBS vừa quyết định bán hết 3,27 triệu CP MCG (tương đương 6,28% vốn điều lệ) sau 7 năm nắm giữ. Giao dịch được thực hiện trong phiên giao dịch ngày 7-6, thời điểm MCG giao dịch ở mức xấp xỉ 3.700 đồng/CP.
Có lẽ quá ngán ngẩm trước tình trạng như hiện nay của MCG, nên cổ đông lớn là MBS vừa quyết định bán hết 3,27 triệu CP MCG (tương đương 6,28% vốn điều lệ) sau 7 năm nắm giữ. Giao dịch được thực hiện trong phiên giao dịch ngày 7-6, thời điểm MCG giao dịch ở mức xấp xỉ 3.700 đồng/CP.
Được biết, MBS đầu tư vào MCG từ năm 2010, khi đó MCG còn đang giao dịch ở mức giá gần 15.000 đồng/CP, tương đương số tiền MBS phải bỏ ra để sở hữu số CP này là 48,66 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2016, MBS đã trích lập tổng cộng 41,99 tỷ đồng cho khoản đầu tư này. Giá trị ghi sổ tại thời điểm cuối năm 2016 cho khoản đầu tư này là 6,67 tỷ đồng, tương ứng với mức giá 2.040 đồng/CP.
Tuy nhiên, MBS vẫn còn may mắn so với những NĐT quyết định cắt lỗ khi MCG xuống đáy 2.000 đồng/CP và đặc biệt là những cổ đông nắm giữ MCG từ những ngày đầu. MCG chính thức niêm yết 12,3 triệu CP trên sàn HOSE trong phiên giao dịch 24-9-2009 với giá tham chiếu 25.000 đồng/CP. Với mức giá chưa đầy 4.000 đồng/CP như hiện nay, quyết định tiếp tục nắm giữ hay cắt lỗ như MBS sẽ là lựa chọn cực kỳ khó khăn đối với các cổ đông của MCG.
Tuy nhiên, MBS vẫn còn may mắn so với những NĐT quyết định cắt lỗ khi MCG xuống đáy 2.000 đồng/CP và đặc biệt là những cổ đông nắm giữ MCG từ những ngày đầu. MCG chính thức niêm yết 12,3 triệu CP trên sàn HOSE trong phiên giao dịch 24-9-2009 với giá tham chiếu 25.000 đồng/CP. Với mức giá chưa đầy 4.000 đồng/CP như hiện nay, quyết định tiếp tục nắm giữ hay cắt lỗ như MBS sẽ là lựa chọn cực kỳ khó khăn đối với các cổ đông của MCG.