Dow bốc hơi gần 400 điểm
Khép phiên, chỉ số Dow Jones mất 384,57 điểm, tương đương 1,19%, đóng cửa ở mức 31.861,98 điểm. S&P 500 giảm 1,10% xuống 3.916,64 điểm, trong khi Nasdaq Composite sụt 0,74% còn 11.630,51 điểm.
Cổ phiếu First Republicrớt gần 33% kết thúc tuần “trượt” gần 72%. Điều đó đánh dấu một bước đảo chiều so với đà phục hồi hôm thứ Năm, xảy ra khi một nhóm ngân hàng cho biết họ sẽ hỗ trợ First Republic 30 tỷ đô la tiền gửi như một dấu hiệu của niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Cú lao dốc hôm thứ Sáu đè nặng lên chứng chỉ quỹ SPDR Regional Banking ETF, khiến chứng chỉ quỹ này mất 6% trong phiên và kết thúc tuần giảm 14%.
Cổ phiếu của Credit Suisse niêm yết tại Hoa Kỳ đóng cửa giảm “bốc hơi” 7% khi các nhà giao dịch phân tích thông báo của ngân hàng rằng họ sẽ vay tới 50 tỷ Franc, tương đương gần 54 tỷ USD, từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Cổ phiếu đã rớt 24% trong suốt cả tuần.
Bất chấp đà giảm điểm, S&P 500 vẫn tăng 1,43% trong tuần này. Nasdaq Composite vọt 4,41% khi các nhà đầu tư đặt cược vào cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng khác trước cuộc họp chính sách của Fed vào tuần tới. Đây là tuần tốt nhất kể từ ngày 13/1 đối với Nasdaq. Nhưng đợt trượt giá hôm thứ Sáu đã kéo chỉ số Dow vào vùng tiêu cực trong tuần, giảm 0,15%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng được các nhà đầu tư theo sát những ngày gần đây trong bối cảnh lo ngại rằng những ngân hàng khác có thể phải đối mặt với số phận tương tự như Silicon Valley Bank và Signature Bank, cả hai đều đã phá sản trong tuần trước. Thị trường đã phản ứng với những diễn biến mới nhất trong lĩnh vực ngân hàng sau khi các nhà quản lý cho biết vào cuối tuần qua rằng họ sẽ can thiệp vào tiền gửi của hai ngân hàng trên.
Sự rung chuyển diễn ra vào thời điểm các nhà đầu tư đang hướng tới cuộc họp sắp tới của Fed vào ngày 21 – 22/3. Câu hỏi đặt ra trong tâm trí các nhà đầu tư là liệu ngân hàng trung ương có tiến hành tăng lãi suất cơ bản 25 điểm như dự kiến hay không ngay cả khi những tai ương ngân hàng giáng xuống thị trường.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất do lo ngại ngân hàng
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô Brent kỳ hạn lùi 1,59 USD, tương đương 2,1%, xuống 73,11 USD/thùng. Dầu thô WTI của Hoa Kỳ rớt 1,43 USD, tương đương 2,1%, ở mức 66,92 USD.
Ở mức thấp trong phiên, cả hai hợp đồng dầu đều giảm hơn 3 đô la. Brent đang trên đà giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 12/2022 ở mức hơn 10%, trong khi WTI đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4 năm ngoái, hơn 11%.
John Kilduff, Đối tác tại Again Capital ở New York, cho biết: “Các nguyên tắc cơ bản không khủng khiếp như những gì đang được định giá ở đây, nhưng có những lo ngại rằng dầu không phải là nơi an toàn như tiền mặt hoặc vàng.”
Áp lực trong tuần này diễn ra sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, cùng khó khăn tại Credit Suisse và First Republic Bank.
Giá dầu đã phục hồi phần nào vào thứ Sáu sau các biện pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các nhà cho vay của Hoa Kỳ, nhưng lại giảm xuống một lần nữa khi SVB Financial Group cho biết họ đã nộp đơn xin tái tổ chức.
Các nhà phân tích vẫn kỳ vọng nguồn cung khan hiếm trên toàn cầu sẽ hỗ trợ giá dầu trong tương lai gần.
Các thành viên OPEC+ cho rằng sự suy yếu về giá trong tuần này là do các động lực tài chính hơn là do bất kỳ sự mất cân bằng cung cầu nào, đồng thời cho biết thêm rằng họ dự báo thị trường sẽ ổn định.
Việc WTI giảm trong tuần này xuống dưới 70 đô la một thùng lần đầu tiên kể từ tháng 12/2021 có thể thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu đổ đầy Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, từ đó thúc đẩy nhu cầu.
Các nhà phân tích kỳ vọng sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc sẽ góp phần hỗ trợ giá dầu, với xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 3 hướng tới mức cao nhất trong gần hai năm rưỡi.
Ả Rập Saudi và Nga trong một cuộc họp hôm thứ Năm đã khẳng định cam kết của họ đối với quyết định của OPEC+ hồi tháng 10 năm ngoái về việc cắt giảm mục tiêu sản xuất hai triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2023.