Thế nhưng, hiện tại chỉ có vài cá nhân chủ động xin nộp lại những “món quà” của Việt Á.
Cơ quan công an cho biết, Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, bước đầu khai nhận đã móc ngoặc với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên 45% để có doanh thu gần 4.000 tỷ đồng. Riêng Công ty Việt Á đạt lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và chi "hoa hồng" 800 tỷ đồng. “Hoa hồng” 800 tỷ đồng đúng là những món quà hoan hỉ dành cho vài kẻ có trách nhiệm và quyền lực trong công tác phòng chống Covid-19 ở các địa phương.
Cơ quan công an cho biết, Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, bước đầu khai nhận đã móc ngoặc với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên 45% để có doanh thu gần 4.000 tỷ đồng. Riêng Công ty Việt Á đạt lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và chi "hoa hồng" 800 tỷ đồng. “Hoa hồng” 800 tỷ đồng đúng là những món quà hoan hỉ dành cho vài kẻ có trách nhiệm và quyền lực trong công tác phòng chống Covid-19 ở các địa phương.
Ngoài đối tượng Phạm Duy Tuyến, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đã bị khởi tố và tạm giam với số “hoa hồng” 30 tỷ đồng, còn những ai nữa?
Lần lượt Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương Nguyễn Thành Danh và nhân viên thuộc cấp có liên quan cũng bị khởi tố, dù những đối tượng này từng mạnh miệng tuyên bố mình trong sạch, làm đúng trình tự, thủ tục ở 4 gói thầu mua kit test và chưa bao giờ nhận khoản tiền nào từ Việt Á.
Mở rộng phạm vi điều tra vụ án, cơ quan công an không chỉ khởi tố tội danh “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", còn khởi tố thêm tội danh “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ”. Động thái quyết liệt này đã khiến nhiều kẻ tâm địa đen tối phải giật thót kinh sợ.
Cụ thể, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Sáu đã tự nguyện xin nộp lại món quà từ Việt Á. Món quà gì mà nộp lại nhẹ nhõm thế? Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước đã mua sắm 2 đợt những sản phẩm kít xét nghiệm của Việt Á theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, với tổng số tiền 41,5 tỷ đồng.
Chuyện ở Bình Phước có lẽ người dân các tỉnh phía Nam từng đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước có thể lờ mờ nhận ra ít nhiều sự thật. Khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 thích ứng linh hoạt với Covid-19 từ ngày 11-10-2021, nhưng cả tuần lễ sau tỉnh Bình Phước vẫn đặt chốt chặn trên Quốc lộ 13 và 14 để bắt buộc người tham gia giao thông phải làm xét nghiệm.
Trước diễn biến phức tạp của “vòi bạch tuộc” từ hành vi táng tận lương tâm của đối tượng Phan Quốc Việt và đồng bọn, hầu hết sở y tế địa phương đều khẩn trương rà soát việc mua sắm kit xét nghiệm Covid-19.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết theo báo cáo từ cơ quan chức năng, trên địa bàn TP có 3 bệnh viện mua bộ xét nghiệm của Việt Á, là Phạm Ngọc Thạch, Thủ Đức và Bình Tân. Cả 3 bệnh viện này đã có báo cáo và đang được kiểm tra.
Thông tin mới nhất từ vụ án Công ty Việt Á, cơ quan công an đã kê biên 28 bất động sản, phong tỏa tài khoản hơn 320 tỷ đồng, 100.000USD và tạm giữ số tiền hơn 4,8 tỷ đồng do một số cá nhân có liên quan tự nguyện giao nộp.
Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ, nêu quan điểm: “Cơ quan nhà nước dùng ngân sách mua sản phẩm với doanh nghiệp, và doanh nghiệp ấy đã trả lại cho cá nhân, người lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền được giao nhiệm vụ với tỷ lệ rất cao. Đây là vụ việc tham nhũng điển hình về đưa và nhận hối lộ”.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, cho rằng cũng như các vụ việc khác của ngành y tế đã xảy ra trong thời gian qua, dường như có liên quan, đó là sự tham gia không phải là một cá nhân, vài công ty mà là kịch bản đã được chuẩn bị sắp đặt trước nhằm lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.
Vụ án Việt Á cũng vậy. Đây là vụ án phạm tội có tổ chức, các đối tượng đã bị khởi tố trong vụ án này mới chỉ là những kẻ thực hành, giúp sức, còn kẻ chủ mưu vẫn đang lẩn khuất… Những thông tin ban đầu về vụ việc này chỉ là bề nổi tảng băng chìm của tình trạng tham nhũng từ chính sách.