Theo đó, cơ sở karaoke, quán bar, vũ trường đưa vào hoạt động phải đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC theo Nghị định 136 và đảm bảo các yêu cầu bắt buộc về PCCC. Một số trường hợp cải tạo ảnh hưởng đến các yêu cầu an toàn PCCC theo Nghị định 136 phải áp dụng QCVN 06:2022/BXD.
Các cơ sở phải sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC để phù hợp với thiết kế và đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy định tại thời điểm được thẩm duyệt về PCCC thì không xem là cải tạo để thực hiện thẩm duyệt theo Nghị định 136 và không yêu cầu áp dụng QCVN 06:2022/BXD.
Cơ sở không thuộc đối tượng thẩm duyệt về PCCC theo Nghị định 35/2003, Nghị định 46/2012, Nghị định 79/2014 hoặc đã được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC nhưng đến nay không thuộc đối tượng thẩm duyệt theo Nghị định 136 thì chủ cơ sở tổ chức khắc phục ngay và không yêu cầu thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Tuy nhiên, đối với cơ sở được yêu cầu ngừng hoạt động để sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động vẫn phải thực hiện theo yêu cầu, quy trình.
Trước đó, ngày 7-4, Báo SGGP tổ chức tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dịch vụ karaoke hoạt động lành mạnh, an toàn” đã ghi nhận các khó khăn vướng mắc của các cơ sở kinh doanh karaoke. Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Phòng PC07 cam kết sẽ thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên, tạo thuận lợi cho các cơ sở hoạt động mà vẫn bảo đảm an toàn về PCCC theo quy định.