Công nghệ thắng chi phí

Sau khi chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH lên CTCP vào năm 2007 cho đến nay, CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (Saplastic) luôn nằm trong top đầu của thị trường bao bì nhựa màng ghép phức hợp. Ông Dương Quốc Thái, Tổng giám đốc Saplastic, đã chia sẻ với ĐTTC về kinh nghiệm phát triển và chiến lược phát triển để giữ vững vị thế trên thị trường.

Sau khi chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH lên CTCP vào năm 2007 cho đến nay, CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (Saplastic) luôn nằm trong top đầu của thị trường bao bì nhựa màng ghép phức hợp. Ông Dương Quốc Thái, Tổng giám đốc Saplastic, đã chia sẻ với ĐTTC về kinh nghiệm phát triển và chiến lược phát triển để giữ vững vị thế trên thị trường.

PHÓNG VIÊN: - Sản phẩm bao bì của Saplastic đang được thị trường đánh giá cao, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này?

Với hệ thống phòng thí nghiệm được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Saplastic tạo ra sự khép kín trong quá trình nghiên cứu sản xuất thử và sản xuất đại trà. Nhờ vậy, công ty đã tiết giảm đến 70% chi phí mẫu thử, mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất sản phẩm chất lượng cao.

- Ông DƯƠNG QUỐC THÁI: - Thành công này xuất phát mục tiêu không ngừng theo đuổi nghiên cứu và phát triển sản xuất theo công nghệ mới và ứng dụng vào hoạt động sản xuất công ty. Hiện công ty đang có 3 dây chuyền sản xuất, dây chuyền số 1 được lắp đặt khi xây dựng nhà máy, dây chuyền số 2 mới được nhập về cuối năm 2008, với tổng trị giá 60 tỷ đồng.

Sau một thời gian lắp đặt chạy thử và nghiên cứu công nghệ, giữa năm 2009, dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động ổn định với công suất lớn gấp gần 3 lần công suất của dây chuyền cũ.

Không dừng lại đó, năm 2010, Saplastic đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất hiện đại với trị giá 50 tỷ đồng, có công suất gấp đôi 2 dây chuyền trước và năm 2011 đã hoàn thành phòng thí nghiệm kiểm tra các tiêu chí cơ lý hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế với các loại máy móc hiện đại nhất Việt Nam.

Ngoài ra, chuỗi cung ứng của công ty còn được quản trị bằng các hệ thống tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 9004, đảm bảo sản phẩm luôn đạt mức vệ sinh an toàn tuyệt đối.

- Đầu tư công nghệ mới đã mang lại lợi ích cụ thể nào cho công ty?

- Theo tôi, việc đầu tư về công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Với Saplastic, chúng tôi xác định định hướng chiến lược của công ty là "dùng công nghệ chiến thắng chi phí".

Thực tế, nhờ đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại cộng với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, lao động lành nghề, những năm qua công ty đều đạt năng lực sản xuất trên 100 triệu m2/năm.

Hiện 100% lô hàng xuất xưởng đều được xác định các thuộc tính cơ bản như lực xé, độ bền đường hàn, lực tách lớp… thông qua hệ thống phòng thí nghiệm này. Những nỗ lực của Saplastic đã được thị trường ghi nhận khi nhiều công ty trong các lĩnh vực khác nhau như lương thực thực phẩm, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, thủy hải sản, dược phẩm, thuốc trừ sâu đã tin tưởng đặt hàng và có mối quan hệ đối tác rất tốt suốt nhiều năm.

Sản xuất bao bì công nghệ cao tại Saplastic. Ảnh: Y.LAM

Sản xuất bao bì công nghệ cao tại Saplastic. Ảnh: Y.LAM

- Dù vậy, năm 2012 kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa đạt như kỳ vọng, ông có thể chia sẻ nguyên nhân?

- Trong năm 2012, doanh thu thuần Saplastic chỉ đạt 450,37 tỷ đồng, đạt 90,08% kế hoạch năm, lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt 12,2 tỷ đồng và 11,3 tỷ đồng, tương đương 45% kế hoạch.

Thực tế, 2012 là năm khó khăn nhất của ngành nhựa bao bì từ trước đến nay do lượng cầu giảm sút mạnh, nhưng các công ty bao bì ngày càng gia tăng về số lượng và mở rộng quy mô khiến thị trường bão hòa, các DN phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Vì vậy, để giữ vững thị phần, công ty buộc phải giảm giá đầu ra.

Ngoài ra, đa số khách hàng của Saplastic là các công ty trong nước, nên khi giá nguyên vật liệu biến động tăng họ không đồng ý điều chỉnh giá, nhưng khi giá nguyên vật liệu giảm họ lại yêu cầu giảm giá.

Song song đó, công ty đã phát triển một số dòng sản phẩm đáp ứng cho nhóm khách hàng tiềm năng có yêu cầu độ chuẩn hóa cao làm tăng chi phí giá vốn 16,81% so với năm 2011, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

- Vậy trong năm nay, công ty có giải pháp nào để nâng cao doanh thu và lợi nhuận?

- Đối với khách hàng cũ, Saplastic vẫn tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ, gia tăng hậu mãi để tăng giá trị cho khách hàng.

Đồng thời, Saplastic sẽ phân loại khách hàng theo từng nhóm để tập trung nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm nhằm mang lại sự thỏa mãn cao hơn cho đối tác, chủ động phối hợp với các đối tác để lên kế hoạch hợp tác khi hợp đồng hiện hành hết hiệu lực.

Đồng thời, công ty hướng đến việc tiếp thị sản phẩm cho những khách hàng lớn, các tập đoàn như Nestlé, Phạm Nguyên, Orion, Kimbely Clack, Uni-Pressident, Unilever… để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu của Saplastic trong năm 2013 là đạt doanh thu 480 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 11,3 tỷ đồng.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác