COVID-19 chính là lúc Trung Quốc lọt vào tầm ngắm Mỹ

(ĐTTCO) - Như cách mà Mỹ chính thức đổ toàn lực cạnh tranh với Liên Xô khi nước này phóng thành công vệ tinh nhân tạo, màn thể hiện của Trung Quốc thời gian qua có thể sẽ là ngòi lửa cuối cùng cho một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Tháng 10-1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik, châm ngòi cho cuộc chạy đua vào không gian giữa nước này và Mỹ. Đây cũng là giây phút mà Washington nhận ra Liên Xô không chỉ khác biệt về ý thức hệ mà còn là một đối thủ có sức nặng trong lĩnh vực quân sự và công nghệ. Bằng việc phóng Sputnik, Moscow đã dẫn trước Washington một bước, dù rất ngắn, trong khả năng phát động chiến tranh và xây dựng mạng lưới liên lạc quy mô lớn.

Nhìn từ quá khứ

Trước hết, vụ phóng vệ tinh Sputnik của Liên Xô không chỉ khiến Mỹ có cái nhìn khác đi về Liên Xô mà còn thay đổi hoàn toàn ưu tiên của Washington trong chiến lược toàn cầu giai đoạn Chiến tranh lạnh khi nước này ngay lập tức có những phản ứng mạnh mẽ và có tính hệ thống. Đầu tiên, Mỹ bắt đầu đổ một khoản tiền khổng lồ vào xây dựng chương trình không gian của mình và một khoản tiền khác vào các nghiên cứu tập trung phân tích ý thức hệ, học thuyết chính trị của Liên Xô.

Tất cả nỗ lực này cuối cùng cũng thu được kết quả là Washington vắt kiệt nguồn lực của Liên Xô vào một cuộc chạy đua vũ trang-công nghệ không có hồi kết, dẫn đến sự sụp đổ của cường quốc này vào năm 1991.

Như đã nói ở trên, TQ hiện nay cũng đang ở một tình huống khá giống Liên Xô trong quá khứ. Dù đang là tâm điểm của các tranh cãi xung quanh nguồn gốc của virus gây dịch COVID-19 và vấn đề thiếu minh bạch thông tin, không thể phủ nhận là TQ đã tổ chức một chiến dịch chống COVID-19 nhanh chóng và hiệu quả trong lúc Mỹ vẫn còn đang vật lộn với số ca nhiễm mỗi ngày hơn 22.000 người.

“Kiểm soát dịch tốt cộng với việc TQ gần như là nguồn cung duy nhất các trang thiết bị y tế cho cả thế giới, rõ ràng nước này đã tiến một bước dài về hình ảnh và năng lực trong mắt của cộng đồng quốc tế và giới lãnh đạo Mỹ. Cách thế giới và Mỹ nhìn về TQ chắc chắn sẽ có sự thay đổi giai đoạn hậu đại dịch” - Foreign Affairs bình luận.

COVID-19 chính là lúc Trung Quốc lọt vào tầm ngắm Mỹ - ảnh 1
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) tiếp Tổng thống Donald Trump (phải) trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: REUTERS

Đến hiện tại và tương lai

Tuy hiện nay các thay đổi nói trên vẫn đang trong giai đoạn trứng nước nhưng các dấu hiệu đã bắt đầu lộ rõ. Mới đây, nhiều nhà quan sát cho biết Bắc Kinh vừa tham vấn một loạt đơn vị phân tích, cố vấn chính sách, giới học giả từ nhiều lĩnh vực khác nhau về hướng phát triển và đối phó với môi trường quốc tế ngày càng thù địch hơn.

Giám đốc Viện Phân tích an ninh toàn cầu (Mỹ) Gal Luft cho rằng quan hệ Mỹ-Trung sau đại dịch COVID-19 sẽ chứng kiến việc Washington gia tăng đáng kể sức ép với TQ trên nhiều lĩnh vực nhưng về lâu dài sẽ không có sự thay đổi trong cấu trúc quyền lực, tức TQ khó tạo được đột phá trong thế bị động trước vòng vây của Mỹ và phương Tây.

Ở chiều ngược lại, sự khác biệt ngày càng lớn về tư duy quản lý hai nước cũng là mối đe dọa rất lớn đối với quan hệ Mỹ-TQ. Cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh kém hiệu quả của chính quyền Tổng thống Donald Trump càng làm tăng niềm tin của giới tinh hoa TQ rằng mô hình quản trị của TQ có nhiều điểm ưu việt và sẽ vượt qua mô hình của Mỹ về lâu dài. Sức mạnh của niềm tin này đã đẩy TQ điều các nhà ngoại giao của mình ra khắp nơi trên thế giới để tuyên truyền và ca ngợi về mô hình này.

Theo GS khoa học chính trị Jean-Pierre Cabestan thuộc ĐH Baptist Hong Kong, thuật ngữ “Chiến tranh lạnh 2.0” ngày càng được nhiều chuyên gia sử dụng để mô tả cuộc đối đầu sắp tới giữa hai cường quốc trên. Ông Cabestan cho rằng dù đúng là căng thẳng Mỹ-Trung không phải mới diễn ra gần đây mà là một hiện tượng kéo dài từ lúc TQ bắt đầu mở cửa hội nhập với thế giới, giờ mới là lúc thích hợp để sử dụng thuật ngữ này vì quan hệ hai bên đã xuống mức “không thể nào chạm đáy hơn được nữa” - theo tờ The Financial Times.

COVID-19 chính là lúc Trung Quốc lọt vào tầm ngắm Mỹ - ảnh 2

Dù TQ có vẻ đang thắng thế trước dịch COVID-19 hiện nay nhưng giới lãnh đạo nước này đừng coi thường sức bật trước nghịch cảnh của Mỹ. Mỹ đã vượt qua hai cuộc chiến tranh thế giới và khủng hoảng tài chính năm 2008 và nguồn lực của Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo một chiến thắng khác trước đại dịch.

Giám đốc Viện Doanh nghiệp Mỹ(AEI)ROBERT DOAR

Ngoài đối đầu ý thức hệ, sự khác biệt lớn nhất giữa Chiến tranh lạnh cũ 1.0 với Liên Xô với Chiến tranh lạnh kiểu mới với TQ là mục tiêu của Mỹ chuyển dần từ tấn công làm sụp đổ thể chế sang kiểm soát chính trị.

“Điều mà Washington đang cần là TQ phải từ bỏ tham vọng trở thành cường quốc số một thế giới và soán ngôi Mỹ. Một TQ “phát triển hòa bình”, không có tham vọng địa-chính trị toàn cầu và không đủ khả năng soán ngôi Mỹ có ích cho lợi ích và an ninh của nước này hơn là một TQ sụp đổ hoàn toàn” - GS Jean-Pierre Cabestan nêu rõ.

“Chiến tranh lạnh kiểu mới có thể không phải là điều TQ mong muốn và cũng không phù hợp với lợi ích chiến lược của Bắc Kinh nhưng nếu Mỹ cứ khăng khăng áp đặt thì TQ cũng không có lối thoát” - chuyên gia này nói thêm.

Đồng quan điểm, cựu cố vấn cấp cao về vấn đề châu Á dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Evan Medeiros, cũng bổ sung thêm rằng đại dịch COVID-19 đã thu hẹp các cơ hội cho hai nước cùng hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau. “Có thể nói lợi ích của Mỹ giờ đây không còn có thể hòa hợp với lợi ích của TQ trên nhiều lĩnh vực như trong quá khứ. Điều kiện để hai nước ngồi lại hợp tác đang dần biến mất” - ông Medeiros nói.

Vẫn còn cơ hội cho hòa hợp Mỹ-Trung

TheoForeign Affairs, để giảm bớt được căng thẳng hiện tại giữa TQ và Mỹ chỉ duy nhất là khi TQ chấp nhận cho quốc tế mởđiều trađộc lập vềnguồn gốc virusgây dịch COVID-19 ở nước này. Khả năng này khó xảy ra nhưng không phải là không thể nếu nỗi lo thật sự của TQ chỉ dừng ở việc Mỹ can thiệp quá sâu vào nội bộ nước này mà không phải che giấu thêm việc gì khác.

Một giải pháp khác là TQ chịu chấp nhận nhượng bộ Mỹ ở một số lĩnh vực nhạy cảm giữa hai nước như bản quyền trí tuệ hay trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, TQ chủ động mời Mỹ cùng hợp tác đầu tư phát triển và hưởng lợi sòng phẳng. Tuy nhiên, nhượng bộ như thế sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chiến lược hướng ra toàn cầu của Bắc Kinh, vốn là thứ lớn hơn đại dịch COVID-19 hiện nay rất nhiều.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Chạy nước rút trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Chạy nước rút trong đàm phán thuế quan với Mỹ

(ĐTTCO) - Dự kiến, trong ngày 14-7, các Bộ trưởng Thương mại EU nhóm họp bất thường tại Brussels (Bỉ) để quyết định có nên áp thuế 25,5 tỷ USD hàng nhập khẩu nhằm phản ứng việc Mỹ áp thuế riêng đối với thép và nhôm.

Phố Wall dự báo giá vàng tuần này như thế nào?

Phố Wall dự báo giá vàng tuần này như thế nào?

(ĐTTCO) - Cuộc khảo sát về giá vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia Phố Wall chia đều giữa hai quan điểm lạc quan và trung lập về triển vọng ngắn hạn của vàng.

Bitcoin lập đỉnh mới, nhà đầu tư nhỏ lẻ do dự

Bitcoin lập đỉnh mới, nhà đầu tư nhỏ lẻ do dự

(ĐTTCO) - Bitcoin liên tiếp thiết lập các mức đỉnh kỷ lục trong tuần này, tuy nhiên theo một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiền số, nhà đầu tư nhỏ lẻ dường như vẫn còn do dự quay trở lại thị trường.

Tại sao giá Pi Network lại tăng?

Tại sao giá Pi Network lại tăng?

(ĐTTCO) - Sau nhiều tuần biến động chậm chạp, Pi Coin cuối cùng đã cho thấy sức mạnh, tăng vọt 11% chỉ trong 24 giờ và vượt mốc 0,52 USD.

Chứng khoán Mỹ nhuộm đỏ; Dầu tăng 2%

Chứng khoán Mỹ nhuộm đỏ; Dầu tăng 2%

(ĐTTCO) - Phố Wall giảm điểm vào thứ Sáu (11-7), sau khi S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới và Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 35% đối với Canada, đồng thời đe doạ sẽ áp thuế quan cao hơn trên diện rộng. Giá dầu tăng khi nhà đầu tư cân nhắc trước những chỉ báo thị trường dầu thô thắt chặt.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ở giữa, gặp gỡ gia đình các con tin bị giam giữ ở Gaza, tại Washington, DC. Ảnh: GPO

Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn

(ĐTTCO) - Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết, Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất, nhưng chỉ khi vùng lãnh thổ này được phi quân sự hóa hoàn toàn.

Một tàu container cập cảng Rio de Janeiro ở Rio de Janeiro, Brazil, vào thứ năm, ngày 10-7-2025.

Brazil cảnh báo áp thuế 50% lên hàng hóa Mỹ

(ĐTTCO) - Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tuyên bố sẵn sàng áp đặt thuế quan trả đũa nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil bắt đầu từ ngày 1-8.

Các container nằm tại cảng Los Angeles, California, ngày 8-7

Ông Trump áp thuế 50% lên Brazil

(ĐTTCO) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 9-7 cho biết Hoa Kỳ sẽ áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil, sau cuộc tranh cãi với người đồng cấp nước này. 

Vàng đi ngang khi đồng đô la Mỹ mạnh lên

Vàng đi ngang khi đồng đô la Mỹ mạnh lên

(ĐTTCO) - Giá vàng hầu như không thay đổi do đồng đô la Mỹ mạnh lên đã bù đắp cho tác động của các biện pháp thuế quan mới nhất của Tổng thống Donald Trump. 

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

(ĐTTCO) - Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào thứ Tư (9-7), khi cổ phiếu Nvidia đạt được một cột mốc quan trọng và nhà đầu tư theo dõi những cập nhật thuế quan mới nhất từ Tổng thống Trump. Giá dầu ổn định, khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước.