Đây là yếu tố khiến nhóm CP ngành nhựa thu hút được sự quan tâm đặc biệt của NĐT trên TTCK.
Thị trường tiềm năng
Từ 1-1-2017, thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP tăng từ 1% lên 3% sẽ gây áp lực chi phí đầu vào lên doanh nghiệp sản xuất bao bì PP trong nước. Chính sách này nhằm bảo hộ doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa PP trong nước. |
Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ nhựa gia tăng, chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 đã vượt mức trung bình thế giới. Tính tới năm 2015, ngành nhựa có giá trị ước đạt 9 tỷ USD, cơ cấu giá trị thuộc về 4 nhóm ngành chính: nhựa bao bì (39%), nhựa gia dụng (32%), nhựa xây dựng (14%) và nhựa kỹ thuật (9%).
Hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam (chiếm 84% tổng số doanh nghiệp). Tuy nhiên, đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào nhóm bao bì và gia dụng. Dù số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này tương đối lớn nhưng khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu của ngành nhựa còn thấp. Trong nước hiện chưa tự sản xuất được PE, chỉ sản xuất được 15% nhu cầu PP, 30% nhu cầu PET và 50% nhu cầu PVC.
Mỗi năm, ngành nhựa xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD, trong đó chủ yếu là nhóm nhựa bao bì có giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, trên 60% giá trị nhựa xuất khẩu đến từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Trong khi đó, doanh nghiệp nhựa trong nước lại thiếu tự chủ về nguồn nguyên liệu khi phụ thuộc 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Thực tế này đã khiến các doanh nghiệp càng phải đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường đầu ra, nhằm đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng.
Mỗi năm, ngành nhựa xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD, trong đó chủ yếu là nhóm nhựa bao bì có giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, trên 60% giá trị nhựa xuất khẩu đến từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Trong khi đó, doanh nghiệp nhựa trong nước lại thiếu tự chủ về nguồn nguyên liệu khi phụ thuộc 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Thực tế này đã khiến các doanh nghiệp càng phải đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường đầu ra, nhằm đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng.
Tuy nhiên, các sản phẩm nhựa mang tính tương đồng cao, lựa chọn của khách hàng đa dạng từ các sản phẩm trong nước và nhập khẩu, khiến vị thế của doanh nghiệp đối với khách hàng mục tiêu tương đối thấp. Bên cạnh đó, với quy mô và tiềm năng của thị trường tiêu dùng cũng như cơ sở hạ tầng, ngành nhựa Việt Nam có sức hút tương đối lớn đối với những doanh nghiệp ngoại có lợi thế về công nghệ và nguồn vốn lớn.
Các doanh nghiệp này liên tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư, thâu tóm doanh nghiệp nhựa trong nước. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nhựa trong nước trước sự cạnh tranh gia tăng trên chính sân nhà và nguy cơ có thể bị thâu tóm trong tương lai.
Sức hút trong ngắn và dài hạn
Không chỉ có lợi thế về thị trường, những năm gần đây doanh nghiệp trong ngành nhựa còn được hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào sụt giảm trong giai đoạn 2015-2016 do giá dầu thế giới giảm. Các doanh nghiệp nhựa trong nước mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị, gia tăng sản lượng và cải thiện đáng kể biên lợi nhuận. Cùng với đó, giai đoạn vừa qua chứng kiến sự hồi phục của thị trường bất động sản, nhu cầu nhà ở, nâng cấp cơ sở hạ tầng là động lực chính cho ngành nhựa xây dựng.
Sức hút trong ngắn và dài hạn
Không chỉ có lợi thế về thị trường, những năm gần đây doanh nghiệp trong ngành nhựa còn được hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào sụt giảm trong giai đoạn 2015-2016 do giá dầu thế giới giảm. Các doanh nghiệp nhựa trong nước mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị, gia tăng sản lượng và cải thiện đáng kể biên lợi nhuận. Cùng với đó, giai đoạn vừa qua chứng kiến sự hồi phục của thị trường bất động sản, nhu cầu nhà ở, nâng cấp cơ sở hạ tầng là động lực chính cho ngành nhựa xây dựng.
Thu nhập bình quân đầu người gia tăng, cơ cấu dân số trẻ kết hợp tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ dân trung lưu gia tăng và thói quen sử dụng bao bì nhựa là những động lực chính cho ngành nhựa bao bì. Ngành bất động sản được dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2018 trước khi đi vào giai đoạn bão hòa, kết hợp nhu cầu của ngành hàng tiêu dùng được dự báo tiếp tục ổn định, là hai động lực chính cho đầu ra của ngành nhựa trong nước, trọng tâm là nhóm nhựa vật liệu xây dựng (VLXD) và nhựa bao bì.
Đầu ra ổn định từ ngành hàng tiêu dùng sẽ giúp ngành nhựa bao bì duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, xu hướng giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức thấp vẫn là yếu tố tích cực tác động lên biên lợi nhuận của nhóm ngành này. Đầu ra phụ thuộc vào nhu cầu xây dựng và chu kỳ ngành bất động sản khiến ngành nhựa VLXD chịu tác động không nhỏ từ chu kỳ bất động sản.
Đầu ra ổn định từ ngành hàng tiêu dùng sẽ giúp ngành nhựa bao bì duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, xu hướng giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức thấp vẫn là yếu tố tích cực tác động lên biên lợi nhuận của nhóm ngành này. Đầu ra phụ thuộc vào nhu cầu xây dựng và chu kỳ ngành bất động sản khiến ngành nhựa VLXD chịu tác động không nhỏ từ chu kỳ bất động sản.
Ngành bất động sản được dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2018, sau đó sẽ chững lại khiến rủi ro đầu ra đối với các doanh nghiệp nhựa VLXD trong dài hạn. Tuy nhiên, trong trung hạn 2017-2018, các chuyên gia vẫn đánh giá tăng trưởng và biên lợi nhuận của các doanh nghiệp nhựa VLXD là khả quan.
Theo phân tích của CTCK FPT (FPTS), trong ngắn hạn (dưới 1 năm), NĐT có thể chú ý đến các công ty nhựa VLXD hưởng lợi từ chu kỳ bất động sản và nhu cầu xây dựng hạ tầng, dân dụng tăng cao, tiêu biểu như CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP Nhựa Thiếu niên tiền phong (NTP), CTCP Nhựa Đông Á (DAG), CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP). Tuy nhiên, nhóm ngành nhựa VLXD có thể chững lại sau 2-3 năm tới do ngành bất động sản được dự báo đi vào chu kỳ bão hòa.
Theo phân tích của CTCK FPT (FPTS), trong ngắn hạn (dưới 1 năm), NĐT có thể chú ý đến các công ty nhựa VLXD hưởng lợi từ chu kỳ bất động sản và nhu cầu xây dựng hạ tầng, dân dụng tăng cao, tiêu biểu như CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP Nhựa Thiếu niên tiền phong (NTP), CTCP Nhựa Đông Á (DAG), CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP). Tuy nhiên, nhóm ngành nhựa VLXD có thể chững lại sau 2-3 năm tới do ngành bất động sản được dự báo đi vào chu kỳ bão hòa.
Đầu tư vào công ty bao bì nhựa dù biên lợi nhuận không cao như nhóm ngành nhựa VLXD, nhưng đầu ra ổn định sẽ là sức hút dành cho những CP nhóm ngành bao bì nhựa, tiêu biểu như CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát (AAA), CTCP Nhựa Rạng Đông (RDP), CTCP Nhựa bao bì Vinh (VBC).
Trong trung hạn (2-3 năm), các công ty nhựa xây dựng do nhu cầu từ thị trường nhà đất, hạ tầng được dự báo khả quan. Mảng nhựa bao bì, ngoài những doanh nghiệp nêu trên có thể kể đến CTCP Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (NNG). Sau quá trình đầu tư vào mảng hoạt động mới kỳ vọng đem lại lợi nhuận cũng có thể được xem xét đầu tư. Trong dài hạn (3-5 năm), ngành hàng nhựa bao bì giữ mức tăng trưởng ổn định do nhu cầu từ nhóm ngành tiêu dùng.
Trong trung hạn (2-3 năm), các công ty nhựa xây dựng do nhu cầu từ thị trường nhà đất, hạ tầng được dự báo khả quan. Mảng nhựa bao bì, ngoài những doanh nghiệp nêu trên có thể kể đến CTCP Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (NNG). Sau quá trình đầu tư vào mảng hoạt động mới kỳ vọng đem lại lợi nhuận cũng có thể được xem xét đầu tư. Trong dài hạn (3-5 năm), ngành hàng nhựa bao bì giữ mức tăng trưởng ổn định do nhu cầu từ nhóm ngành tiêu dùng.