Bộ trưởng NGUYỄN CHÍ DŨNG: Trong quá trình xây dựng Nghị quyết 98, lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo sát sao, các bộ, ngành và cơ quan liên quan của TPHCM đã tham gia chủ động, tích cực, đóng góp công sức nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách mới, đột phá cho thành phố.
Nghị quyết 98 thay thế Nghị quyết số 54 nhằm thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển đã nêu trong Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 81 của Quốc hội, là vô cùng cần thiết, không chỉ tạo điều kiện để TPHCM phát triển, mà còn nhằm tạo tác động lan tỏa, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự phát triển của vùng Đông Nam bộ và cả nước với phương châm “Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cả nước vì Thành phố Hồ Chí Minh”.
Theo đó, Nghị quyết 98 tạo điều kiện cho TPHCM khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Đồng thời, kế thừa và bổ sung cơ chế chính sách đột phá mà TPHCM cần Trung ương quan tâm hỗ trợ để phát triển tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ và cả nước.
Nghị quyết 98 có nhiều chính sách mới có tính đột phá, tạo động lực phát triển, phù hợp với định hướng, phát triển TPHCM tại các Nghị quyết 24 và Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị. Ví dụ chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo, Trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D; sản xuất chip, bán dẫn, vật liệu mới, năng lượng sạch, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; chính sách về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; chính sách phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD)... Đây là những chính sách có ý nghĩa tác động lớn, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển không chỉ của TPHCM mà còn cho cả nước.
Bên cạnh đó, còn có các chính sách có trong dự thảo các Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian sắp tới. Các chính sách này khi được thực hiện thí điểm trước tại TPHCM sẽ góp phần giúp cho cơ quan soạn thảo các luật liên quan đánh giá tác động chính xác và hiệu chỉnh nội dung trong trường hợp cần thiết khi hoàn thiện các luật liên quan để trình Quốc hội xem xét, ban hành.
Bên cạnh những chính sách có ý nghĩa đột phá, đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 98 còn bao gồm những chính sách nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn tồn tại đã lâu của TPHCM. Trong đó giải quyết vấn đề kẹt xe, ô nhiễm môi trường, khai thác không gian ngầm. Mở rộng lĩnh vực các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; áp dụng hợp đồng BOT đối với đường hiện hữu; thanh toán cho nhà đầu tư có hợp đồng BT được ký trước ngày Luật PPP có hiệu lực. Cùng với đó là phân cấp, ủy quyền tối đa cho TPHCM theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thành phố phát triển.
Trong đó, cho phép TPHCM thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) tại vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt, các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận TPHCM để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị. Thành phố được áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án công trình đường bộ hiện hữu với các điều kiện thực hiện bảo đảm lợi ích của người dân; được thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng BT thanh toán bằng tiền từ ngân sách thành phố. Các chính sách này được kỳ vọng sẽ góp phần huy động nguồn lực đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, giải quyết vấn đề kẹt xe, ùn tắc giao thông của thành phố.
Ngoài ra, TPHCM được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa. Đây là 2 lĩnh vực ngoài các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP quy định tại Luật PPP. Phân cấp HĐND TPHCM quy định tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa. TPHCM cũng được phép sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch… cùng nhiều chính sách khác.
Ý kiến trên không toàn diện và chưa chính xác. Thực tế, các chính sách được ban hành tại Nghị quyết đã kèm theo các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện để TPHCM có thể triển khai. Một số quy định cần hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành cùng với thời gian có hiệu lực của Nghị quyết 98. Do vậy, khi Nghị quyết 98 có hiệu lực thì các cơ chế chính sách có thể được thực hiện ngay mà không cần phát sinh thêm các thủ tục hành chính mới.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẩn trương ban hành các Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 98 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban nhằm giải quyết, tháo gỡ khó khăn kịp thời trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định về phân công nhiệm vụ các cơ quan thuộc Chính phủ và UBND TPHCM để phối hợp chặt chẽ, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Như tôi đã đề cập,sau khi Nghị quyết 98 được ban hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, sát sao trong quá trình thực hiện Nghị quyết 98. Đó là việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98; ban hành Quyết định về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quy định cụ thể về chế độ làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên. Quyết định về phân công nhiệm vụ các bộ, cơ quan liên quan và UBND TPHCM.
Các quyết định trên nhằm tăng cường tính chủ động của các cơ quan, phối hợp chặt chẽ, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ được giao và giải quyết, tháo gỡ khó khăn kịp thời trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 98. Điều đó cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với TPHCM để giúp thành phố thực hiện Nghị quyết 98 đạt hiệu quả cao nhất.
Tôi cho rằng yếu tố con người là tiên quyết trong quá trình thực hiện Nghị quyết 98. Thật vậy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ sự chỉ đạo, quán triệt về chủ trương của Thành ủy TPHCM, điều hành của HĐND TPHCM, thực hiện của UBND TPHCM, đến sự tham gia tích cực của các sở, ban, ngành, các quận, huyện, cho đến các tổ chức, cá nhân và cả nhân dân TPHCM đều quyết tâm, đoàn kết, chung sức, đồng lòng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
Trong công tác điều hành, thực hiện Nghị quyết, tôi tin tưởng lãnh đạo TPHCM có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực. Đồng thời, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị; khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả.
Đối với những vấn đề lớn, khó, phức tạp, hệ trọng, cấp bách, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tại Nghị quyết 98 cũng đã quy định. Trong đó, những vấn đề có nội dung khác, chưa được quy định trong luật và nghị quyết của Quốc hội, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thu hút nhà đầu tư chiến lược, huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, UBND TPHCM báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách trình Quốc hội xem xét, quyết định; trong thời gian giữa hai kỳ họp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Do đó, TPHCM cần lưu ý, thực hiện các chính sách hiệu quả để giúp thành phố phát triển nhanh, bền vững.
TPHCM từng được mệnh danh là “Hòn ngọc viễn đông”. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thành phố đã phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Từ các nghị quyết của Bộ Chính trị, như Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam bộ, Nghị quyết 31 về phát triển TPHCM đến quy hoạch tổng thể quốc gia số 81 (của Quốc hội) đều xác định rõ vai trò, vị trí, tầm vóc quan trọng của TPHCM đối với cả nước.
Như tôi đã nhiều lần đề cập, TPHCM đang đứng trước cơ hội “ngàn năm có một” để phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng. Với các cơ chế chính sách mới, đột phá tại Nghị quyết 98, TPHCM đã có các điều kiện cần thiết nhằm khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ và cả nước, phát triển xứng danh là “Hòn ngọc viễn đông” như trước đây.