Cũng với đề tài tương tự, bộ phim “Gạo chợ nước sông” của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cũng đang gấp rút triển khai trong tháng 9-2018 để kịp ra mắt vào dịp Giáng sinh.
Trước khi đầu tư bộ phim “Song lang”, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân từng thành công với hai bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” và “Cô Ba Sài Gòn”. Dựa vào cổ tích, “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” chưa đưa ra được thông điệp thẩm mỹ mới, nhưng cũng gây hứng thú cho công chúng trẻ. Còn bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” nhấn mạnh hồn vía của chiếc áo dài trong đời sống cư dân đô thị. So với “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” và “Cô Ba Sài Gòn”, bộ phim “Song lang” ít hấp dẫn hơn, do kết cấu lỏng lẻo và không tìm được chìa khóa để khơi mở cảm xúc khán giả.
Trước khi đầu tư bộ phim “Song lang”, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân từng thành công với hai bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” và “Cô Ba Sài Gòn”. Dựa vào cổ tích, “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” chưa đưa ra được thông điệp thẩm mỹ mới, nhưng cũng gây hứng thú cho công chúng trẻ. Còn bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” nhấn mạnh hồn vía của chiếc áo dài trong đời sống cư dân đô thị. So với “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” và “Cô Ba Sài Gòn”, bộ phim “Song lang” ít hấp dẫn hơn, do kết cấu lỏng lẻo và không tìm được chìa khóa để khơi mở cảm xúc khán giả.
Nếu như bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” lấy chiếc áo dài làm trung tâm phản ánh, bộ phim “Mẹ chồng” lại nói đến vẻ đẹp chiếc áo bà ba. Phim lấy bối cảnh miền Tây đầu thế kỷ 20, thông qua mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu để xây dựng một không gian thời trang mộc mạc và thân thuộc. Khai thác quan hệ mẹ chồng nàng dâu nhưng nó là bộ phim thời trang đúng nghĩa.
Đạo diễn Lý Minh Thắng không hề giấu giếm ý tưởng chủ đạo khi làm phim “Mẹ chồng” một cách rõ ràng: "Đi nhiều nơi, tôi thấy yếu tố văn hóa truyền thống rất được các nước coi trọng. Thế nên, trở về nước tôi luôn ấp ủ theo đuổi những giá trị truyền thống, bởi lỡ như các bạn trẻ sau này không còn ai nhắc nhớ tới nữa thì uổng phí lắm. Tất nhiên, tôi không xa rời số đông, nhưng phải có định hướng rõ ràng để khán giả có thể chắt lọc và chọn lựa những cái đẹp, cái hay của văn hóa truyền thống. Đưa các yếu tố văn hóa vào điện ảnh là cách gây hiệu ứng khá tốt trong việc chuyển tải những giá trị đó đến công chúng, nhất là giới trẻ”.
Cảnh trong phim “Song lang” .
Làm phim khai thác văn hóa truyền thống là một khuynh hướng đáng khích lệ. Thế nhưng, nhìn theo cả bề rộng và chiều sâu của văn hóa để có một tác phẩm điện ảnh là điều không đơn giản. Nhiều nhà làm phim chủ quan khi cho rằng, chỉ cần có bóng dáng của văn hóa truyền thống sẽ có được một bộ phim đậm chất Việt Nam. Đôi lúc, tô đậm những dữ liệu văn hóa sẽ thành phim tài liệu, ngược lại sẽ thành những thước phim minh họa hời hợt và vụng về. Thí dụ, phở được thế giới công nhận như một nét ẩm thực độc đáo của Việt Nam, nhưng làm phim xoay quanh món phở lại dang dở, từ phim truyền hình “Mùi ngò gai” đến phim chiếu rạp “Kungfu phở”.
Muốn khai thác tinh tế các yếu tố văn hóa truyền thống, nhà làm phim không thể làm lấy có. Nếu mời được chuyên gia ở mỗi lĩnh vực làm cố vấn, sẽ có được tác phẩm thuyết phục hơn.