Đón đọc ĐTTC bộ mới số 39 phát hành thứ hai ngày 30-12

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 39 phát hành ngày 30-12 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 39 phát hành thứ hai ngày 30-12 ảnh 1
- Giữ đà tăng trưởng trong 2020: Năm 2019, kinh tế Việt Nam hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm do Quốc hội đề ra, sẽ tạo đà cho tăng trưởng năm 2020. Căn cứ dự báo tình hình biến động kinh tế thế giới, khả năng và các điều kiện kinh tế Việt Nam, Quốc hội đã thông qua 12 chỉ tiêu cơ bản cho năm 2020: GDP tăng khoảng 6,8%, CPI dưới 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%, tỷ lệ nhập siêu dưới 3%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 33-34% GDP… Đây là những chỉ tiêu tương đối cao chúng ta phải vượt qua để giữ đà tăng trưởng trong 2020. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)
- Kỳ vọng thị trường chứng khoán 2020: Năm 2019 dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ và tài khóa đã có sự phối hợp chặt chẽ, hứa hẹn tiếp tục tạo nền tảng kinh tế vĩ mô tốt trong năm 2020, cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, sự phát triển của TTCK. Trên thế giới, các ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất và kích thích kinh tế, cùng với dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2020 cao hơn 2019, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư chứng khoán. (Hà My)
- 2019 - Khả quan 16,7 tỷ USD kiều hối: Những năm gần đây sự biến động của kinh tế thế giới ảnh hưởng đến dòng kiều hối vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với những thế mạnh riêng có, lượng kiều hối hàng năm vào Việt Nam vẫn gia tăng mạnh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính Việt Nam sẽ nhận về 16,7 tỷ USD kiều hối trong năm 2019, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, và được dự báo tiếp tục tăng trong các năm sau. (Thiên Minh)
- Khơi thông dòng chảy kiều hối: Nhiều khả năng 2019 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Dù vậy, để tiếp tục giữ vững vị trí này, rất cần thêm các chính sách thu hút kiều hối trong những năm tới. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH, ngoài yếu tố nền kinh tế phải ổn định để tạo lòng tin cho kiều bào, cần có chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư… nhằm thu hút kiều bào chuyển tiền về nước cho người thân tham gia sản xuất, kinh doanh. (Đỗ Linh thực hiện)
- Nghịch lý dòng tiền kiều hối: Ở Việt Nam, dòng kiều hối tăng dần đều qua các năm, đây là khoản tiền quan trọng giúp bù đắp sự mất mát khi khu vực kinh tế FDI chuyển tiền ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tính toán kinh tế cho thấy có sự nghịch lý cho dòng kiều hối. Thực tế trong hệ thống các tài khoản quốc gia GDP không phải chỉ tiêu quan trọng nhất. Bởi ngoài GDP còn các chỉ tiêu như GNI, NDI, thu nhập từ sở hữu, chi trả sở hữu, chuyển nhượng (kiều hối) và saving (tiết kiệm). Nguồn lực của nền kinh tế thực chất là chỉ tiêu tiết kiệm, là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư. Nguồn tiết kiệm bao gồm NDI trừ đi tiêu dùng cuối cùng (của hộ gia đình và của Chính phủ). Do đó, nếu tiết kiệm không đủ để đầu tư, nền kinh tế phải đi vay. (TS. Bùi Trinh, Viện Kinh tế Việt Nam)
- Chính sách kiều bào luôn rộng mở: Bà con kiều bào đặc biệt là đội ngũ doanh nhân, tri thức dù sống ở đâu trên thế giới cũng luôn hướng về quê hương, mong muốn được đóng góp kinh nghiệm, kiến thức, được đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chia sẻ về điều này, ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, cho biết trước đây kiều bào ra đi vì nhiều lý do khác nhau, nay với những chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nước, nhiều kiều bào nhất là đội ngũ doanh nhân, tri thức đã trở về quê hương đóng góp cho sự phát triển chung. (Thanh Dung thực hiện) 
- Vì sao VN Index ngược đà tăng thế giới?: Trái ngược với đà tăng điểm tích cực của TTCK thế giới, diễn biến chỉ số VN Index ghi nhận chuỗi giảm điểm mạnh trong các tháng cuối năm về dưới mốc 960 điểm. Đâu là nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam biến động trái chiều với thế giới, liệu hiện tượng này có kéo dài sang nửa đầu năm 2020 và NĐT cần lưu ý điều gì với những bất thường diễn ra trên TTCK hiện nay. Bởi dù triển vọng nền kinh tế tươi sáng về bề nổi nhưng những rủi ro tiềm ẩn vẫn ảnh hưởng đến tâm lý NĐT. Chỉ một trong nhiều tin tức vĩ mô bất lợi cũng khiến TTCK Việt Nam giảm điểm mà không cần thêm các lý do khác. (Lê Đức Khánh)
- TTCK 2019 - Nhiều tín hiệu lạc quan: Trong năm 2019, dù TTCK có sự sụt giảm so với năm 2018, nhưng nhìn chung vẫn duy trì được đà tăng trưởng về dài hạn. Đặc biệt, Luật CK mới được Quốc hội thông qua trong tháng 11 sẽ là tiền đề để TTCK phát triển theo chiều sâu. Bước sang năm 2020, HOSE sẽ tập trung các mục tiêu trọng tâm. Đầu tiên là phát triển thị trường theo hướng tăng quy mô, thúc đẩy thanh khoản đi đôi với phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng doanh nghiệp niêm yết. (Hải Hồ)
- Môi giới chứng khoán đang dần thay đổi: Nghề môi giới chứng khoán (MGCK) quá khắc nghiệt trong bối cảnh TTCK điều chỉnh, đã khiến các công ty chứng khoán (CTCK) gặp nhiều khó khăn. Vì muốn trụ lại trên sàn, các CTCK buộc phải định hướng chiến lược kinh doanh mới từ 2020. Hoạt động MGCK sẽ càng được chuẩn hóa sử dụng công nghệ với hàm lượng chất xám cao đang thay đổi định hướng chiến lượng phát triển của các CTCK. (Lê Đức Khánh)
- Đừng chê, hãy tạo động lực nhà thầu nội: Sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn xây dựng quốc tế, đang tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng lớn. Nếu chúng ta không tích cực và chủ động học hỏi để bắt kịp tiến bộ với thế giới, tình trạng dự án siêu sao chê nhà thầu nội có thể sẽ lặp lại. Chủ doanh nghiệp xây dựng phải có tư duy toàn cầu, thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, xem việc chiếm lĩnh thị trường thế giới là mục tiêu của mỗi công ty xây dựng. (Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình)
- Cam go cuộc chiến thương mại điện tử: Với gần 100 triệu dân với đa phần là dân số trẻ thường xuyên sử dụng internet, tăng trưởng kinh tế đều đặn, nhu cầu mua sắm cao, Việt Nam từng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của thương mại điện tử (TMĐT). Song thực tế trong những năm qua cho thấy đây không phải là lĩnh vực dành cho doanh nghiệp ít vốn và không tìm được hướng đi riêng cho mình. Hiện nay, tại Việt Nam TMĐT chỉ còn lại 4 cái tên đáng chú ý là Lazada.vn, Sendo.vn, Tiki.vn và Shopee.vn. “Tứ trụ” trên là những ông lớn còn sót lại sau cuộc sàng lọc trong nhiều năm qua. (Lưu Thủy)
- Thực hư nợ xấu Vietinbank?: Gần đây có thông tin cho rằng nợ xấu của Vietinbank liên tục tăng qua các quý từ năm 2018 đến nay, đồng thời cảnh báo về nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của NH này. Thực hư vấn đề này như thế nào? Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/nợ xấu) được nâng cao so với thời điểm cuối năm 2018, ở mức trên 120%. NH sẽ tích cực thực hiện các giải pháp thu hồi, xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ nhóm 5, với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2019 về dưới mức 1,3%. (Yên Lam)
- Những cổ phiếu một thời…: PVX - Lơ lửng “bản án” hủy niêm yết: Tổng CTCP Xây lắp dầu khí (PVX) là cái tên khá quen thuộc với giới đầu tư, bởi từng là CP có thanh khoản tốt nhất trên sàn HNX. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại PVX đang là nỗi ám ảnh của nhiều NĐT, khi giá CP chỉ còn 1.000 đồng và “bản án” hủy niêm yết do thua lỗ kéo dài đang treo lơ lửng ở phía trước. Năm 2017 và 2018 PVX cũng thua lỗ 416 tỷ đồng và 414 tỷ đồng. Như vậy, nếu không có sự đột biến về lợi nhuận trong quý IV này PVX sẽ có 3 năm thua lỗ liên tiếp, đồng nghĩa PVX sẽ phải hủy niêm yết bắt buộc theo quy định của Nghị định 58/2012.  (Kim Giang)
- TPHCM - Sau 2 năm vẫn chưa khai thông: 2019 là năm thứ 2 liên tiếp thị trường BĐS sụt giảm lớn về nguồn cung dự án, sản phẩm. Tại TPHCM, hàng trăm dự án bị đóng băng do vướng pháp lý, các doanh nghiệp phải chạy về các tỉnh, nơi có tiềm năng phát triển BĐS nhà ở và du lịch - nghỉ dưỡng. (Minh Tuấn)
- Xuất khẩu 2019 Vượt rào cản, duy trì kỷ lục: Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 12 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 10 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 15-12 đạt 251,66 tỷ USD. Dự báo cuối năm 2019 cả nước sẽ hoàn thành mục tiêu 264 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 8% so với năm 2018, xuất siêu 10 tỷ USD. Mở rộng thị trường xuất khẩu để đảm bảo những mục tiêu tăng trưởng mới, đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn đọng như PVTM, chống gian lận xuất xứ hàng hóa, sẽ là những chủ đề nóng trong xuất khẩu 2020. (Thanh Lâm)
- Rực rỡ trang sức  kim cương (Cao Nguyên)
- Sành điệu mỗi ngày với công nghệ (Nhã Trúc)
- Chào đón Năm mới với không khí đầy sắc màu lễ hội (Thái Hà)
- Xoa bóp giảm đau gan bàn chân (BS CKI. Dương Xuân Vũ, Viện Y dược học dân tộc TPHCM)
- Tái hiện Tinh hoa Việt  tại đảo ngọc (Phong Cao)
- “Săn” hoàng hôn đảo ngọc Phú Quốc: Sau những ngày nghỉ trọn vẹn tại Phú Quốc, nhiếp ảnh gia Tuấn Đào đã hoàn toàn bị mê hoặc trước một hoàng hôn quá sức lộng lẫy và choáng ngợp của Đảo Ngọc. Trong “cơn mê” đó, anh đã dùng ống kính của mình bắt trọn những khoảnh khắc “vàng mười” tại Phú Quốc. (Cao Phong)
- Nâng tầm vị thế chiếc ghế Hội đồng bảo an LHQ: Việt Nam một lần nữa trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021. Sự kiện này được nhìn nhận như một thành công ngoại giao, là cơ hội để nâng cao vị thế quốc gia và bảo vệ những lợi ích của đất nước trên bình diện quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức. (Vinh Trang)
- Những “lần đầu tiên” của năm 2019: Theo thông lệ, thời điểm cuối năm là dịp để tổng kết những sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống kinh tế - xã hội của từng lĩnh vực, từng địa phương, quốc gia và toàn cầu theo những tiêu chí khác nhau. Tờ New York Times chọn tiêu chí “lần đầu tiên”. Và dưới đây là những lần đầu tiên của năm 2019, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực khoa học: y tế, văn hóa nghệ thuật…  (Anh Thư)
- Hoàng Nhân Huân - “Ông trùm” ứng dụng CMCN 4.0: Hoàng Nhân Huân, CEO Công ty phần mềm NVIDIA, vừa được Tạp chí Kinh doanh của Đại học Harvard Harvard Business Review bình chọn là CEO giỏi nhất của năm 2019. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác… 
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác