Đón đọc ĐTTC bộ mới số 58 phát hành thứ hai ngày 8-6-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 58 phát hành ngày 8-6-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 58 phát hành thứ hai ngày 8-6-2020 ảnh 1
- Tổng lực kích cầu du lịch nội địa: Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất khi dịch Covid-19 bùng phát. Đến nay, khi Việt Nam đã bước vào giai đoạn bình thường mới, cũng là lúc ngành du lịch phá băng thị trường. Và khách nội địa chính là cứu cánh cho ngành du lịch trong giai đoạn này. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn, rất nhiều chương trình kích cầu, giảm giá đã và sẽ được tung ra để kích thích người dân đi du lịch nhiều hơn. (Thanh Lâm)
- Lên kế hoạch nội trước, ngoại sau: Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện để người dân đi du lịch tới các vùng miền trên cả nước, được kỳ vọng là “cứu” ngành công nghiệp không khói trong thời điểm này. Bên cạnh đó, theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ngành du lịch luôn theo sát các diễn biến, đánh giá và nghiên cứu khả năng phục hồi cho thị trường quốc tế sau đại dịch, từ đó xây dựng việc đón khách theo từng phân khúc, từng thị trường. (Mai An thực hiện)
- Chấp nhận không lợi nhuận để hút khách: Dịch Covid -19 đã khiến mục tiêu thu hút 100 triệu lượt khách nội địa năm 2020 bị phá sản. Dù vậy, từ nay đến cuối năm có thể thu hút 30-35 triệu lượt khách nội địa. Để thực hiện được điều này, ngoài tiêu chí an toàn (điểm đến, dịch vụ, sản phẩm), doanh nghiệp du lịch phải liên kết chặt chẽ, phải chấp nhận chịu thiệt trong giai đoạn đầu để mang đến sản phẩm chất lượng nhằm kéo du khách quay trở lại, từng bước vực dậy ngành du lịch. (Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel)
- Trung Quốc kích cầu du lịch: Trung Quốc được xem là “thủ phủ” của các điểm du lịch trải rộng khắp các tỉnh, thành. Vì vậy, hậu Covid-19  chính quyền Trung Quốc và các công ty du lịch đang nỗ lực tìm kiếm những biện pháp phục hồi. Trước mắt là lấy lại niềm tin để hút khách nội địa của đất nước hơn 1 tỷ dân. (Vĩnh Cẩm)
- Khơi thông nguồn lực sau dịch cho các dự án PPP: Hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đã được áp dụng nhiều năm nay với hàng trăm dự án đã được triển khai. Thông qua đó, hàng chục ngàn tỷ đồng nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư tư nhân đã được huy động cho các công trình hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, bây giờ không phải là lúc siết chặt các quy định về PPP, mà cần dỡ bỏ các rào cản, khơi thông nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng. (Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI)
- Việt Nam chưa phải điểm đến các công ty Mỹ: Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn, nhưng để hấp dẫn các công ty Mỹ và tập đoàn đa quốc gia chọn Việt Nam là điểm đến không dễ. Trong khi trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán không còn hấp dẫn. Nhưng đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam có thời gian kịp tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để mời chào các công ty Mỹ. (David Gray - Quách Mạnh Hào, Đại học Lincoln, Vương quốc Anh)
- Thí điểm Mobile Money - Chuẩn hóa thông tin mới bảo mật an toàn: Mobile money là hình thức thanh toán đã được các công ty công nghệ tài chính đề xuất triển khai từ năm 2017. Song cho đến nay, dịch vụ này mới được Chính phủ chỉ đạo thí điểm thực hiện. Để mobile money đạt hiệu quả cao nhất, vấn đề chuẩn hóa thông tin, định danh khách hàng và các quy định an toàn bảo mật có liên quan cần được hoàn thiện hơn nữa. (Đỗ Linh)
- Mobile Money: Kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam: Mobile money (MM) là dịch vụ thanh toán di động với mục tiêu hướng đến hỗ trợ người dân ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, những nơi có mật độ phủ sóng NH thấp, hoặc các cá nhân không đủ điều kiện để mở tài khoản NH. Tuy nhiên, MM tiềm tàng các rủi ro, các quốc gia luôn cẩn trọng trong quá trình triển khai. Bởi lẽ hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tài khoản MM và vấn đề không thể kiểm soát việc định danh khách hàng (KYC). Vì lẽ đó, quy định nạp/rút tiền và KYC là 2 trong số các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong việc phát triển dịch vụ MM nhằm tránh các rủi ro. (TS. Trần Hùng Sơn -  ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý, Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ NH Trường Đại học Kinh tế - Luật)
- Ẩn số FDI BĐS công nghiệp: Quý I và II-2020, phân khúc thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp được hâm nóng, khi có dự báo rằng Việt Nam có thể sẽ là một trong những điểm đến của dòng vốn FDI. Dẫu vậy, giới chuyên gia vẫn tỏ ra dè dặt. Nhiều ý kiến lo ngại BĐS công nghiệp vẫn đang là ẩn số, thậm chí có cả rủi ro. Hiện nhiều nhóm nhà đầu tư đang tìm quỹ đất 500-1.000ha để đầu tư KCN. Song điều họ băn khoăn, là để tiết giảm chi phí giao thông nội ô, vị trí, kho bãi, hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt từ các KCN đến các cảng biển... Việt Nam vẫn chưa thuận lợi. (Lưu Thủy)
- Lúng túng quản lý,  P2P biến tướng: Cùng với những giải pháp thanh toán di động, hình thức cho vay ngang hàng (P2P Lending) - mô hình dịch vụ tín dụng kết nối trực tiếp người cho vay và người đi vay, xử lý toàn bộ quá trình cho vay thông qua các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, vì thiếu khung pháp lý cho lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) này, đã khiến P2P Lending xuất hiện nhiều hình thức biến tướng đầy rủi ro. (Bảo Trân)
- PVE - Niềm tin bị đánh mất: Tổng CTCP Tư vấn thiết kế dầu khí (PVE) là một trong những tổng công ty đầu tiên của ngành dầu khí niêm yết trên sàn HNX. Tuy nhiên, thay vì hướng tới sự minh bạch trên TTCK, PVE liên tục sai phạm về công bố thông tin (CBTT), và kết thúc là quyết định hủy niêm yết bắt buộc sau hơn 12 năm góp mặt trên HNX. Không chỉ vi phạm CBTT, PVE còn là “vua hứa” trên TCK, khi liên tục hứa hẹn việc chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong lần thông báo mới nhất (lần thứ 6), PVE cam kết sẽ chi trả cổ tức tiền mặt năm 2016 cho cổ đông vào ngày 25-12-2020. (Kim Giang)
- “Tháng 5 rực rỡ”, xóa tan nghi ngờ: Khẩu hiệu “bán tháng 5” đã hoàn toàn sai đối với TTCK 2020. Tháng 5-2020 lại là một trong những tháng tăng trưởng mạnh nhất lịch sử khi VN Index tăng 12,4%, chỉ kém tháng 5-2007 một chút (tăng 17,1%), thậm chí VN Index còn là một trong 3 chỉ số tăng mạnh nhất thế giới. (Nguyên Hà)
- Quyền lực của những NĐT “bị nhốt trong nhà”: Trong tuần lễ giao dịch từ ngày 1 đến 5-6, thị trường Mỹ chứng kiến một sự đột phá của các cổ phiếu (CP) ngành hàng không. Trong đó đáng chú ý là CP của hãng máy bay American Airlines, hãng hàng không có đội bay lớn nhất thế giới, đã tăng đến 77%. Ai đã đổ tiền vào mã CP này? Sau khi tìm hiểu phát hiện ra nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ thiên niên kỷ đang bị nhốt ở nhà đã quá buồn chán (nguyên văn của Bloomberg là “boredom of being stuck at home”), và vì vậy trở thành các NĐT CP bất đắc dĩ. Những NĐT CP này ngày thường phải bận rộn đi bar, đi chơi, tiêu tiền, nay không được làm thế thì bắt đầu mua đi bán lại để giết thời gian và kiếm tiền. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Quyết định 60: Trên thúc “tháo”, dưới vẫn chưa “gỡ”: Trong lúc nhu cầu tách thửa của người dân đang bị ách tắc, việc sửa đổi một số nội dung của Quyết định 60/2017/QĐ-UBND (quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, ban hành ngày 5-12-2017, có hiệu lực ngày 1-1-2018) dường như dậm chân tại chỗ. UBND TPHCM liên tục yêu cầu các sở ngành tham mưu, báo cáo để TP xem xét, quyết định, nhưng cho đến nay việc này cũng đang bế tắc. (Bình Minh)
- Gấp rút cầu Cát Lái, mở ra liên kết vùng: Cuối tuần qua, Sở Giao thông-Vận tải (GTVT) TPHCM và Đồng Nai cùng với các sở ngành 2 địa phương và Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT (TEDI) - đơn vị tư vấn, đã có cuộc họp nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2 (TPHCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng cầu Cát Lái hết sức cấp bách, sẽ kết nối các dự án giao thông trọng điểm, mở ra liên kết vùng rộng lớn không chỉ cho TPHCM và Đồng Nai. (Đỗ Trà Giang)
- Ẩm thực thượng hạng tại Social Club Saigon (PHƯƠNG HẰNG)
- Trải nghiệm phương tiện giao thông đẳng cấp xa hoa (Nhã Trúc)
- Tính toán của người lớn, sao đẩy trẻ em vào show biz? (Tuy Hòa)
- Trải nghiệm du lịch trong một quần thể (BỘI NGỌC)
- Singapore - Thách thức tầm nhìn xanh: Du khách nước ngoài đến Singapore có dịp ghé khu trung tâm hành chính (Civic District) không thể không nhìn thấy ngọn tháp chóp nhọn uy nghiêm của Saint Andrew’s Cathedral (SAC), nhà thờ lớn nhất Singapore và cũng là nhà thờ Anh giáo cổ nhất trên đảo Sư tử. Trong khuôn viên bao bọc bởi nhiều công trình mang đậm dấu ấn lịch sử, SAC được công nhận là di tích quốc gia từ năm 1973, trở thành điểm đến không thể bỏ qua với du khách nước ngoài đến Singapore. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Sóng suy thoái hậu Covid-19: Ấn Độ tăng trưởng âm 45%: Ấn Độ sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, do tác động của việc đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Theo đó, GDP Ấn Độ có thể giảm 45% theo năm trong quý II, và GDP thực tế sẽ giảm 5% trong năm tài chính 2021, sâu hơn bất kỳ cuộc suy thoái nào khác Ấn Độ từng trải qua. Khoảng 10% GDP tính theo giá trị thực có thể bị mất vĩnh viễn. Vì vậy, việc quay trở lại tốc độ tăng trưởng trước khi đại dịch xảy ra là không thể trong 3 năm tài khóa kế tiếp. (Vinh Trang)
- Mối nguy bệnh cô đơn: Người ta thường nghĩ những người già yếu, sống một mình mới bị bệnh cô đơn. Nhưng trong đại dịch Covid-19 có sự thật khác: bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe đều có thể bị cô đơn khủng khiếp. (Anh Thư)
- Covid-19 làm gia tăng tự tử tại Nhật Bản (Anh Phương)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác