Đón đọc ĐTTC số 139 phát hành thứ hai ngày 7-3-2022 ​

(ĐTTCO) - Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 139 phát hành ngày 7-3-2022 với nhiều chuyên mục:


Đón đọc ĐTTC số 139 phát hành thứ hai ngày 7-3-2022 ​

Sẽ có hệ thống thay thế "chốt chặn" SWIFT: Ngày 2-3, Liên minh châu Âu (EU) thông báo loại một số ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Đây được xem là đòn trừng phạt mới của phương Tây trước việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, từ năm 2014 Nga đã xây dựng hệ thống SPFS có cùng dịch vụ tương tự SWIFT. (LS. Trương Thanh Đức)

Thái độ nhùng nhằng làm sao đón khách quốc tế: Ngày 15-3 sẽ mở cửa hoàn toàn du lịch để chào đón khách quốc tế. Thế nhưng, ngành du lịch và ngành y tế lại chưa thể thống nhất tinh thần chung để kích hoạt trở lại lĩnh vực “công nghiệp không khói” trong bối cảnh bình thường mới? (Tâm Huyền)

Nga bị loại khỏi SWIFT, tác động ra sao đến kinh tế Việt Nam?: Sự kiện Mỹ, Anh, Canada và Ủy ban châu Âu thông báo chặn kết nối của một số ngân hàng (NH) Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Đây là hệ thống truyền tin nhắn giao dịch toàn cầu, kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự kiện này liệu có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam? (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)

Chứng khoán sẽ tác động trung và dài hạn: Theo chuyên gia Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn chiến lược đầu tư Maybank Investment Bank, TTCK) Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine khá nhẹ so với TTCK thế giới và các kênh tài chính khác. (Hải Hồ)

USD và vàng tăng nóng, VNĐ có chịu áp lực?: Đồng USD đang tăng nóng trên thị trường thế giới trước sức nóng của chiến sự Nga-Ukraine, cùng lúc sắp đến thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Diễn biến này có ảnh hưởng thế nào đến VNĐ cũng như giá vàng? (Yên Lam)

 Doanh nghiệp xuất khẩu kẹt trong thế khó: Thị trường Nga và Ukraine chỉ chiếm 1,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021. Song xung đột giữa 2 quốc gia này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ lụy của nó như xăng dầu tăng, cước vận chuyển tăng… nhất là khi Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT nên khó thanh toán. (Thanh Dung)

Hiện thực hóa ước mơ thành phố Củ Chi: Ý tưởng phát triển huyện Củ Chi lên thẳng TP không qua bước trung gian là quận, là tin vui cho người dân Củ Chi. Tuy nhiên, nếu không định vị mô hình nào cho TP Củ Chi ngay từ đầu, đây sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho cò đất, nhà đầu tư nhỏ lẻ và những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư vào bất động sản. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

Mô hình nào cho thành phố Củ Chi?: Định hướng phát triển huyện Củ Chi lên thẳng TP đã được lãnh đạo TPHCM đề cập, lộ trình phát triển cũng được xây dựng. Tuy nhiên, so với nhiều quận huyện khác tỷ lệ đô thị hóa Củ Chi khá thấp, kết nối hạ tầng giao thông kém, vẫn mang đậm nét huyện thuần nông. Vậy mô hình nào cho TP Củ Chi với xuất phát điểm nói trên? (Đỗ Trà Giang)

TP Thủ Đức sau hơn 1 năm thành lập, sẽ phải quy hoạch lại tổng thể: TP Thủ Đức ra đời (sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức) được kỳ vọng trở thành đô thị mới có tương tác sáng tạo cao, hướng đến đô thị thông minh, trở thành cực tăng trưởng mới của TPHCM. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm thành lập, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, TP non trẻ này vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua trên con đường phát triển. (Đỗ Trà Giang)

Xung đột Nga-Ukraine- Phép thử toàn diện: Cuộc xung đột vũ trang Nga-Ukraine đang thử thách những cơ chế được các nước dựng lên để duy trì nền hòa bình thế giới. Đối với phương Tây, chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine là phép thử lớn nhất về sức mạnh. Bởi Nga hiện là một trong những cường quốc vũ khí hạt nhân, và ông Putin đã “gợi ý” Nga có thể sử dụng chúng nếu phương Tây phản ứng mạnh tay. (Vĩnh Cẩm)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác