Động lực vẫn còn 4 tháng cuối năm

Nhận định TTCK Việt Nam những tháng còn lại của năm, ông Yun Hang Jin, Giám đốc Khối thị trường mới nổi CTCK Korea Investment & Securities - KIS (Hàn Quốc), cho rằng VN Index sẽ tăng trưởng khoảng 25% cho cả năm 2014 khi có các yếu tố hỗ trợ và đây sẽ là cơ sở để NĐT xem xét rót vốn vào chứng khoán.

Nhận định TTCK Việt Nam những tháng còn lại của năm, ông Yun Hang Jin, Giám đốc Khối thị trường mới nổi CTCK Korea Investment & Securities - KIS (Hàn Quốc), cho rằng VN Index sẽ tăng trưởng khoảng 25% cho cả năm 2014 khi có các yếu tố hỗ trợ và đây sẽ là cơ sở để NĐT xem xét rót vốn vào chứng khoán.

PHÓNG VIÊN: - Vậy dự báo của ông về TTCK Việt Nam từ nay đến cuối năm 2014 như thế nào?   

Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn khá chậm chạp. Vì thế, để thu hút được dòng vốn của NĐTNN, Chính phủ cần đẩy nhanh hơn tiến độ cổ phần hóa 100 doanh nghiệp Nhà nước như kế hoạch đưa ra tạo hàng cho thị trường, thay vì chỉ mới thực hiện được 30 doanh nghiệp từ đầu năm đến nay.

Ông YUN HANG JIN: - Thời gian còn lại của năm 2014 không còn nhiều, nhưng khả năng chỉ số VN Index sẽ tiếp tục tăng và đạt mốc trên dưới 650 điểm. Trong nửa đầu năm, chỉ số VN Index đã tăng khoảng 15%, vì thế trong nửa cuối năm còn lại khả năng chứng khoán sẽ tăng thêm khoảng 7-8%. Chỉ số HNX cũng sẽ theo xu hướng này và có thể tăng thêm 7-9%.

Tháng 8 là thời điểm thị trường đang ở giữa quý thấp điểm trong mùa vụ kinh doanh của nhiều ngành như kinh doanh sắt thép, xây lắp, vận tải, du lịch-giải trí, một số nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng... nên yếu tố vụ mùa ngắn hạn này có thể ảnh hưởng đến tâm lý NĐT.

Tuy nhiên, nếu tính đến đầu tháng 8, TTCK Việt Nam đã tăng khoảng 19-20%, đây là mức tăng trưởng khá tích cực so với nhiều thị trường khác trên thế giới. Có thể mức tăng chưa đạt như kỳ vọng, nhưng thị trường vẫn còn động lực, nên từ nay đến cuối năm khả năng VN Index sẽ có mức tăng cao hơn so với năm ngoái.

- Nhưng cơ sở nào để đưa ra nhận định trên và dự báo của ông về dòng tiền vào chứng khoán?

- Tôi xét về các yếu tố hỗ trợ thị trường như chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Chính phủ và hiệu quả của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là cơ cấu ngành ngân hàng, lãi suất giảm, kỳ vọng về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục hướng vào TTCK Việt Nam. Đối với dòng tiền của NĐT trong nước, theo quan điểm của người Việt tháng 7 âm lịch là tháng hạn chế kinh doanh, song thời gian này đã đi qua.

Trong tháng 9 tới, TTCK Việt Nam sẽ có thêm Quỹ ETF nội địa nên sẽ cải thiện tâm lý NĐT rót tiền vào chứng khoán nhiều hơn. Mặt khác, trước bối cảnh hiện nay khi các kênh đầu tư khác (bất động sản, vàng và gửi tiết kiệm) không còn hấp dẫn đối với dòng tiền nhàn rỗi nên chứng khoán sẽ có cơ hội.

Lực mua của NĐT cá nhân vẫn còn khá mạnh nhờ vào chính sách nới lỏng tiền tệ, kỳ vọng thay đổi chính sách. Mặc dù CPI quý II đang tăng trở lại nhưng vẫn nằm trong mục tiêu khống chế được đặt ra nên chính sách nới lỏng tiền tệ khả năng sẽ tiếp tục được duy trì. Mặt khác, kênh đầu tư vàng không còn hấp dẫn, do chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước giảm xuống, giá vàng giảm chậm.

- Theo ông, dòng vốn của NĐTNN ra sao khi gần đây khối ngoại bán ròng rồi lại mua ròng làm cho NĐT trong nước khó đoán định?

- Đối với giao dịch của NĐTNN, trong tháng 8 bất ngờ quay sang bán ròng với giá trị lên hơn 1.033 tỷ đồng trên sàn HOSE. Như thường lệ, động thái bán ròng của khối ngoại được nhìn nhận là một tín hiệu xấu và luôn khiến NĐT trong nước lo lắng.

Nhưng việc bán ròng của khối ngoại do đã đạt mức lợi nhuận kỳ vọng đối với một số danh mục CP đã mua vào ở thời điểm đầu tháng 5-2014 khi tâm lý của NĐT trong nước bị ảnh hưởng bởi tình hình Biển Đông. Vì thế, khả năng rút vốn của khối ngoại rất thấp, Việt Nam vẫn là một thị trường khá hấp dẫn với khối ngoại. Hơn nữa, khi VN Index tăng lên vùng 600 điểm, P/E đã tăng lên mức khá cao khiến NĐTNN cảm thấy có một áp lực về mặt giá trị.

Vì thông thường khi P/E lên cao NĐT thấy mức giá đã đắt nên họ sẽ không mua ở vùng giá đó. Mặt khác, trong khoảng đầu năm, khối ngoại khá kỳ vọng vào việc Chính phủ sẽ nới room nên đã mua vào khá nhiều, nhưng sau khi chờ đợi hết nửa đầu năm cũng chưa thấy động thái gì mới nên khả năng họ bán ra và chờ cơ hội khi có quyết định việc nới room.

NĐT vẫn kỳ vọng sự bứt phá từ nay đến cuối năm. Ảnh: LONG THANH

NĐT vẫn kỳ vọng sự bứt phá từ nay đến cuối năm. Ảnh: LONG THANH

- Ông nhận định thế nào về kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế của Việt Nam đã có những thuận lợi?

- Trong nửa đầu năm, tình hình kinh tế thế giới chưa có nhiều điểm sáng, nhưng khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, nhất là đối với kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng trở lại trong nửa cuối năm. Điều này sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam nói chung cũng như chứng khoán nói riêng.

Qua đó, sẽ tác động tích cực lên tâm lý của đầu tư nước ngoài. Tình hình kinh tế trong nước cũng đã có dấu hiệu hồi phục tích cực hơn trong những tháng còn lại của năm và điều này sẽ tác động lên tâm lý NĐT. Thêm vào đó, lượng hàng hóa cho TTCK cũng sẽ tăng lên thời gian tới khi tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang dần được đẩy mạnh, tình hình Biển Đông lắng dịu…

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác