Dow Jones nhuộm đỏ 4 phiên liền; Dầu trượt giá trước các cuộc đàm phán về trần nợ

(ĐTTCO) - Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm điểm vào thứ Năm (11/5), khi cổ phiếu của Disney chịu áp lực và những lo ngại xung quanh các ngân hàng khu vực vẫn tồn tại. Giá dầu giảm khoảng 2%, do bế tắc chính trị đối với trần nợ của Hoa Kỳ đã gây ra suy thoái kinh tế ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gia tăng đè nặng lên tâm lý thị trường và đồng đô la mạnh hơn cũng gây áp lực lên giá dầu.
Dow Jones nhuộm đỏ 4 phiên liền; Dầu trượt giá trước các cuộc đàm phán về trần nợ

Dow rớt 200 điểm trước áp lực từ Disney

Khép phiên, chỉ số S&P 500 giảm 0,17% xuống 4.130,62. Chỉ số Dow trượt 221,82 điểm, tương đương 0,66% còn 33.309,51. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 0,18% lên 12.328,51.

Cổ phiếu của Disney đã giảm hơn 8%, một ngày sau khi gã khổng lồ truyền thông công bố kết quả tài chính quý 2. Mặc dù lạm phát cao giúp bộ phận phát trực tuyến của Disney thu hẹp khoản lỗ, nhưng điều đó đã giáng một đòn mạnh vào tốc độ tăng trưởng người đăng ký.

Nỗi lo của nhà đầu tư về ngân hàng khu vực một lần nữa bùng lên. PacWest Bancorp, ngân hàng đang được chú ý, cho biết hôm thứ Năm rằng tiền gửi đã giảm 9,5% trong tuần kết thúc ngày 5/5. Cổ phiếu PacWest lao dốc 22% vào thứ Năm và ngân hàng cho biết họ có khả năng thanh khoản ngay lập tức 15 tỷ đô la, nếu cần thiết.

Dylan Kremer, Đồng giám đốc đầu tư của Certuity, cho biết: “Nhà đầu tư hiện đang tập trung vào cả bối cảnh kinh tế và tính thanh khoản cũng như những gì đang diễn ra so với lãi suất và lạm phát. Tin tức của PacWest khiến tâm lý thị trường mong manh từ cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực và sau đó là trần nợ quá cao. Đó là sự kết hợp của cả hai.”

Chỉ số giá sản xuất (PPI), thước đo giá bán buôn, chỉ tăng 0,2% hàng tháng trong tháng 4, thấp hơn một chút so với ớc tính PPI tăng 0,3% trong tháng trước từ các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones. Dữ liệu PPI được công bố sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng từ thứ Tư, cho thấy lạm phát tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kỳ vọng.

Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Năm cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng 22.000 trong tuần kết thúc vào ngày 6/5 lên 264.000, mức cao nhất kể từ ngày 30/10/2021.

Giá dầu trượt 2%

Kết phiên,dầu thô Brent hạ 1,43 USD, tương đương 1,87%, xuống 74,98 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ sụt 1,67 USD, tương đương 2,32%, xuống 70,88 USD.

Đồng đô la tăng lên mức cao nhất trong một tuần so với rổ các loại tiền tệ chính, sau khi dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gần đây củng cố khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất nhưng không thúc đẩy kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào cuối năm.

Đồng đô la Mỹ mạnh hơn làm cho dầu đắt hơn ở các nước khác. Lãi suất cao hơn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu bằng cách tăng chi phí vay, gây áp lực tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen kêu gọi Quốc hội tăng giới hạn nợ liên bang trị giá 31,4 nghìn tỷ đô la và ngăn chặn một vụ vỡ nợ chưa từng có có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch và Associates cho biết: “Những bất ổn liên quan đến trần nợ của Mỹ, các vấn đề ngân hàng gần đây có thể dẫn đến khủng hoảng tín dụng đối với phần lớn ngành dầu mỏ và khả năng suy thoái tiếp tục gia tăng vẫn là những trở ngại đáng kể” đối với thị trường dầu mỏ.”

Chủ tịch Fed khu vực Minneapolis, Neel Kashkari, cho biết việc kéo dài thời gian lãi suất cao có thể gây thêm căng thẳng cho các ngân hàng, nhưng sẽ là cần thiết nếu lạm phát vẫn ở mức đỉnh.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố một kế hoạch sâu rộng nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng, một trong những bước lớn nhất cho đến nay trong nỗ lực khử cacbon cho nền kinh tế Mỹ để chống lại biến đổi khí hậu.

Mặt khác, OPEC giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2023 trong tháng thứ ba liên tiếp, cho biết tiềm năng tăng trưởng ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Cụ thể, các khoản vay ngân hàng mới của Trung Quốc đã giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến vào tháng 4, làm tăng thêm lo ngại rằng quá trình phục hồi sau đại dịch của nền kinh tế đang mất đà.

Về mặt cung ứng, Iraq đã gửi yêu cầu chính thức tới Thổ Nhĩ Kỳ để khởi động lại dòng xuất khẩu dầu thông qua một đường ống chạy từ Khu vực bán tự trị Kurdistan ở miền bắc Iraq đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể bổ sung 450.000 thùng mỗi ngày (bpd) cho dòng chảy dầu thô toàn cầu.

Các tin khác