EU thông qua hiệp ước tài chính mới

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-1 đã nhất trí về quỹ giải cứu thường trực cho khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone).

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-1 đã nhất trí về quỹ giải cứu thường trực cho khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone).

 

Ngoài ra, 25 trong tổng số 27 nước EU ủng hộ hiệp ước do Đức khởi xướng nhằm kiểm soát ngân sách chặt chẽ, dù họ gặp khó khăn trong việc dung hòa giữa thắt chặt tài khóa với tăng trưởng kinh tế.

Chỉ có Anh và CH Séc từ chối ký thỏa thuận tài chính trong tháng 3 tới cho phép áp dụng xử phạt gần như tự động với các nước vượt giới hạn thâm hụt ngân sách của EU và cam kết thực hiện các quy định cân bằng ngân sách trong luật quốc gia.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu trong buổi họp báo rằng ông hy vọng thỏa thuận cuối cùng về giảm nợ Hy Lạp với các chủ nợ tư nhân sẽ đạt được tronng vài ngày tới và tin rằng các tổ chức tài chính châu Âu độc lập, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu Âu, sẽ tham gia giải cứu khu vực.

Các lãnh đạo EU đã nhất trí Cơ chế bình ổn tài chính châu Âu sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7 tới, sớm hơn 1 năm so với dự kiến, nhằm hỗ trợ các nước khó khăn về tài chính.

Mỹ, Trung Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và một số nước thành viên EU đã hối thúc EU tăng quy mô quỹ giải cứu, tuy nhiên, Thủ tướng Đức Merkel từ chối xem xét đề nghị này trước tháng 3.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết, tuần này là hạn chót để có thể đưa ra một thỏa thuận nhằm giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ vào giữa tháng 3 tới.

Trong khuôn khổ chính thức, hội nghị thượng đỉnh nửa ngày tập trung chủ yếu vào chiến lược để hồi phục tăng trưởng và tạo việc làm khi các chính phủ khắp châu Âu đang phải cắt giảm chi tiêu công, tăng thuế để giải quyết núi nợ.

Tuy nhiên, những khác biệt về giới hạn thắt lưng buộc bụng, cùng với việc đàm phán cơ cấu nợ Hy Lạp chưa kết thúc, đã cản trở những nỗ lực để gửi tới một thông điệp lạc quan hơn rằng châu Âu đang trên đỉnh của khủng hoảng nợ.

Các tin khác