FED nắn gân ngân hàng

Tâm trạng hiện thời trên các thị trường tài chính Hoa Kỳ là sự lạc quan dành cho những công ty có triển vọng “tiền đẻ ra tiền” trong tương lai. Tuy nhiên, ngân hàng là trường hợp ngoại lệ. Đối với ngân hàng, khả năng hoàn vốn ngay được coi là một chỉ số sức khỏe quan trọng.

Tâm trạng hiện thời trên các thị trường tài chính Hoa Kỳ là sự lạc quan dành cho những công ty có triển vọng “tiền đẻ ra tiền” trong tương lai. Tuy nhiên, ngân hàng là trường hợp ngoại lệ. Đối với ngân hàng, khả năng hoàn vốn ngay được coi là một chỉ số sức khỏe quan trọng.

Hôm 26-3, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) công bố kết quả cuộc “xem xét và phân tích vốn toàn diện” xác định ngân hàng nào trong số 30 ngân hàng lớn nhất nước có thể tăng cổ tức và mua lại cổ phiếu. Kết quả gây ra một số cú sốc.

Hầu hết kế hoạch của các ngân hàng đã được phê duyệt, trừ Citigroup, HSBC, RBS Citizens, Santander bị từ chối, trong khi Goldman Sachs và Bank of America chỉ được thông qua sau khi điều chỉnh những bản đệ trình. Một tổ chức khác là Zions Bancorporation cũng bị bác bỏ kế hoạch nhưng điều này không quá bất ngờ bởi Zions đã trượt giai đoạn trước của cuộc kiểm tra.

Theo thông cáo của FED, Citigroup tiếp tục có những thiếu sót đã từng được chỉ ra trước đó, thí dụ không đủ khả năng đưa ra mô hình về tác động trên doanh thu và thiệt hại của “các bộ phận vật chất trong hoạt động toàn cầu của công ty”. Những tên tuổi lần đầu tiên có mặt trong stress test HSBC, RBS Citizens và Santander bị phát hiện rằng hoạt động quản trị và đánh giá rủi ro chưa thỏa đáng.

Zions, Goldman Sachs và Bank of America đều bị đánh giá là thiếu vốn trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như trong kế hoạch ban đầu của họ. Tuy nhiên, Goldman và Bank of America đã nắm được tin tức, khéo léo điều chỉnh kế hoạch. Tại sao những ngân hàng khác không làm tương tự, đó là một dấu hỏi lớn xung quanh mối quan hệ giữa ngân hàng với nhà chức trách và toàn bộ quá trình đánh giá. HSBC đã ra tuyên bố bày tỏ họ rất kinh ngạc với kết quả của FED.

HSBC lưu ý rằng họ đã làm rất tốt trong lần đánh giá đầu tiên dựa trên khả năng vốn hiện tại của mình và cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý. Đối với Citigroup, kết quả này là một thảm họa. Cổ phiếu Citigroup đã giảm 6%. “Chúng tôi thất vọng sâu sắc” - ông Michael Corbat, Giám đốc điều hành Citigroup, cho biết. Thế nhưng, có vẻ như dư luận không mấy cảm thông với Citigroup. Nhà phân tích Mike Mayo tại công ty môi giới chứng khoán CLSA kêu gọi phải có người chịu trách nhiệm.

Citigroup thất vọng vì stress test.

Citigroup thất vọng vì stress test.

Một phần cuộc kiểm tra được dựa trên số liệu rút ra từ một cuộc khủng hoảng giả định như TTCK lao dốc 50%, nhà đất giảm giá 25%, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Hơn nữa, một số khía cạnh mới được đặt ra trong cuộc kiểm tra, không chỉ dựa trên các số liệu mà còn xem xét tới các hoạt động. Đáp lại kết quả của FED, 28 ngân hàng đã đưa ra dự đoán riêng của họ về những gì sẽ diễn ra trong một cuộc khủng hoảng.

Phân tích của Oliver Wyman cho thấy các ngân hàng và cơ quan quản lý có chung dự liệu rằng thẻ tín dụng sẽ phải hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất, và ước tính của họ tương tự nhau. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ nét ở những mảng khác, đặc biệt là bất động sản, tác động các ngân hàng dự tính chỉ nghiêm trọng bằng 1/3 cho tới 1/2 so với mức độ FED ước tính.

Các cuộc stress test của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn tới các nơi khác, thí dụ London và Frankfurt. Tuy nhiên, nhiều người trong ngành ngân hàng cho rằng stress test chỉ mang đến một ảo giác về sự an toàn và nó chứa đựng rủi ro. Thí dụ, hiện tại các ngân hàng được yêu cầu cung cấp dự báo doanh thu để đánh giá, những con số này tuy rất cần thiết cho việc lập kế hoạch nội bộ song chúng vốn dĩ “uyển chuyển”, không đảm bảo được tính chính xác. 

Các tin khác