Cụ thể, FSIS đã đề xuất với Văn phòng Đăng ký liên bang đăng bản Dự thảo lấy ý kiến đề xuất công nhận 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá Siluriformes vào thị trường Mỹ.
Ngay sau đó, tài liệu này đã được đăng tải công khai trên website của đơn vị này (https://www.federalregister.gov/public-inspection/current).
Ngay sau đó, tài liệu này đã được đăng tải công khai trên website của đơn vị này (https://www.federalregister.gov/public-inspection/current).
Các đề xuất này thông báo về việc FSIS đưa ra quyết định công nhận hệ thống kiểm tra cá Siluriformes ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan tương đương với hệ thống của Mỹ. Đề xuất đã được đăng công khai và lấy ý kiến rộng rãi trong 30 ngày.
Cả ba quốc gia trên đã gửi đầy đủ tài liệu cho FSIS nhằm đánh giá và công nhận quá trình kiểm soát hệ thống chất lượng tương đương và đủ điều kiện xuất khẩu cá Siluriformes sang Mỹ.
FSIS đã xem xét tài liệu, tiến hành kiểm tra thực địa tại các quốc gia này và đưa ra kết luận trong bản dự thảo: khi được triển khai, hệ thống kiểm tra của ba quốc gia trên tương đương với hệ thống kiểm tra của Mỹ.
Nếu dự thảo đề xuất này là quyết định cuối cùng của Mỹ thì 3 nước này sẽ đủ điều kiện xuất khẩu cá Siluriformes sang Mỹ.
Trước đó, thực hiện Luật Nông nghiệp Mỹ 2014 (Farm Bill 2014), ngày 2/12/2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ ban hành Chương trình Thanh tra cá da trơn có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, tuy nhiên cho thời gian chuyển tiếp là 18 tháng.
Từ ngày 1/9/2017, nếu quốc gia nào chưa nộp hồ sơ đánh giá tương đương, sẽ không được phép xuất khẩu các sản phẩm cá da trơn vào Mỹ.
Tại Việt Nam, ngay sau khi Chương trình thanh tra cá da trơn được ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với FSIS để thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật, đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương để triển khai hài hòa giữa hoạt động hợp tác kỹ thuật với vận động ngoại giao và đấu tranh pháp lý, nhằm đảm bảo duy trì xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ.
Để duy trì xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã đề nghị FSIS đánh giá tương đương, đồng thời nộp đầy đủ hồ sơ phục vụ cho việc đánh giá tương đương theo yêu cầu của FSIS vào ngày 23/8/2017.
Sau khi xem xét, FSIS khẳng định về mặt hồ sơ, hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ.
Trước đó, từ ngày 14-25/5/2018, FSIS đã thực hiện việc thanh tra thực tế hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn tại Việt Nam đối với: 2 cơ quan kiểm tra Trung ương, 1 phòng kiểm nghiệm, 8 cơ sở chế biến xuất khẩu và 2 cơ sở nuôi cá tra.
Sau chuyến thực tế này, FSIS đã gửi Dự thảo Báo cáo đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam.
Theo NAFIQAD, trong báo cáo này, FSIS ghi nhận hệ thống văn bản pháp lý cũng như hệ thống tổ chức thực thi pháp luật của Việt Nam trong kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ cơ bản phù hợp với các quy định của FSIS.
FSIS không phát hiện sai lỗi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng trong hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam. Tuy nhiên, còn một số sai lỗi không đáng ngại và đã được các bên liên quan giải trình, khắc phục và ghi nhận.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do bị áp thuế chống bán phá cao trong thời gian qua cũng như bị giám sát bởi Chương trình Thanh tra cá da trơn, tuy nhiên tính chung từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn tăng trưởng tốt nhờ giá bán tăng cao.
Đến hết tháng 6/2018, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 196,8 triệu USD, chiếm 19,6% tổng xuất khẩu cá tra và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Cả ba quốc gia trên đã gửi đầy đủ tài liệu cho FSIS nhằm đánh giá và công nhận quá trình kiểm soát hệ thống chất lượng tương đương và đủ điều kiện xuất khẩu cá Siluriformes sang Mỹ.
FSIS đã xem xét tài liệu, tiến hành kiểm tra thực địa tại các quốc gia này và đưa ra kết luận trong bản dự thảo: khi được triển khai, hệ thống kiểm tra của ba quốc gia trên tương đương với hệ thống kiểm tra của Mỹ.
Nếu dự thảo đề xuất này là quyết định cuối cùng của Mỹ thì 3 nước này sẽ đủ điều kiện xuất khẩu cá Siluriformes sang Mỹ.
Trước đó, thực hiện Luật Nông nghiệp Mỹ 2014 (Farm Bill 2014), ngày 2/12/2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ ban hành Chương trình Thanh tra cá da trơn có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, tuy nhiên cho thời gian chuyển tiếp là 18 tháng.
Từ ngày 1/9/2017, nếu quốc gia nào chưa nộp hồ sơ đánh giá tương đương, sẽ không được phép xuất khẩu các sản phẩm cá da trơn vào Mỹ.
Tại Việt Nam, ngay sau khi Chương trình thanh tra cá da trơn được ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với FSIS để thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật, đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương để triển khai hài hòa giữa hoạt động hợp tác kỹ thuật với vận động ngoại giao và đấu tranh pháp lý, nhằm đảm bảo duy trì xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ.
Để duy trì xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã đề nghị FSIS đánh giá tương đương, đồng thời nộp đầy đủ hồ sơ phục vụ cho việc đánh giá tương đương theo yêu cầu của FSIS vào ngày 23/8/2017.
Sau khi xem xét, FSIS khẳng định về mặt hồ sơ, hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ.
Trước đó, từ ngày 14-25/5/2018, FSIS đã thực hiện việc thanh tra thực tế hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn tại Việt Nam đối với: 2 cơ quan kiểm tra Trung ương, 1 phòng kiểm nghiệm, 8 cơ sở chế biến xuất khẩu và 2 cơ sở nuôi cá tra.
Sau chuyến thực tế này, FSIS đã gửi Dự thảo Báo cáo đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam.
Theo NAFIQAD, trong báo cáo này, FSIS ghi nhận hệ thống văn bản pháp lý cũng như hệ thống tổ chức thực thi pháp luật của Việt Nam trong kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ cơ bản phù hợp với các quy định của FSIS.
FSIS không phát hiện sai lỗi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng trong hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam. Tuy nhiên, còn một số sai lỗi không đáng ngại và đã được các bên liên quan giải trình, khắc phục và ghi nhận.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do bị áp thuế chống bán phá cao trong thời gian qua cũng như bị giám sát bởi Chương trình Thanh tra cá da trơn, tuy nhiên tính chung từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn tăng trưởng tốt nhờ giá bán tăng cao.
Đến hết tháng 6/2018, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 196,8 triệu USD, chiếm 19,6% tổng xuất khẩu cá tra và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017.