Giải chấp tâm lý

Phiên 9-12, TTCK đã có một phiên giảm cực mạnh, VN Index “đi” một mạch hơn 16 điểm, từ 571 điểm còn 555 điểm; HNX Index từ hơn 87 điểm giảm xuống dưới 84 điểm. Từ chỗ chỉ có nhóm CP dầu khí như GAS, PVS, PVD… giảm giá, màu đỏ đã lan rộng cả thị trường. Không ít NĐT đã bị choáng váng và đặt câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Câu trả lời là: Giải chấp.

Phiên 9-12, TTCK đã có một phiên giảm cực mạnh, VN Index “đi” một mạch hơn 16 điểm, từ 571 điểm còn 555 điểm; HNX Index từ hơn 87 điểm giảm xuống dưới 84 điểm. Từ chỗ chỉ có nhóm CP dầu khí như GAS, PVS, PVD… giảm giá, màu đỏ đã lan rộng cả thị trường. Không ít NĐT đã bị choáng váng và đặt câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Câu trả lời là: Giải chấp.

Từ đầu quý IV đến nay, đã có ít nhất 2 lần TTCK giảm mạnh và đủ điều kiện để xuất hiện các đợt giải chấp, đầu tiên là khi thông tin ông Hà Văn Thắm bị bắt xuất hiện, kế tiếp là thông tin giá dầu giảm lan rộng trên toàn thị trường. Còn với nhóm CP họ dầu, khởi đầu quý IV, GAS có giá xấp xỉ 110.000 đồng/CP và tính cho đến cuối tuần qua có lúc CP này “lún” xuống 69.000 đồng/CP.

Nghĩa là sau hơn 2 tháng, GAS giảm giá gần 40%. Về lý mà nói, một CP giảm khoảng 10-15% CTCK có thể phát tín hiệu để NĐT cân bằng trạng thái giữa vốn margin và tự có. Nếu NĐT không thực hiện phải chuẩn bị tinh thần để giải chấp. Tất cả những điều này được thực hiện bởi hệ thống quản trị rủi ro các CTCK thường quảng cáo rất chặt chẽ.

Sau mỗi đợt giải chấp, CP giảm mạnh khả năng NĐT lại sử dụng margin hết cỡ để bắt đáy nhằm gỡ gạc lại nhưng cũng không thể nhiều. Giả sử TTCK có 2 đợt giảm mạnh tương ứng với 2 đợt giải chấp, cho dù đợt thứ 2 có xảy ra đi nữa (do thông tin giá dầu giảm) cũng khó lòng có quy mô mạnh như đợt 1 và khả năng xảy ra đợt 3 lại càng thấp.

Tuy nhiên, những lập luận này nhanh chóng bị phản bác bởi một thông tin không thể xác thực: Có thể nhóm CP dầu khí được “du di” trong chuyện giải chấp từ những đợt trước nên hiện nay giảm quá mạnh mới phải tiến hành giải chấp. Thông tin này nếu xuất hiện trong giai đoạn 2009-2010 có thể làm dao động được nhiều NĐT, nhưng ở thời điểm hiện nay xem ra không mấy ý nghĩa.

Hay CTCK đã tiến hành quản trị rủi ro bằng công nghệ dù có muốn du di cũng không dễ dàng vì có khi phải thiết lập lại cả hệ thống và có chính sách trong cả công ty. Thực tế cho thấy không ít CTCK xử sự rất phũ phàng với NĐT, khi bơm margin có thể rất rộng rãi nhưng đến khi “cắt” lại không thương tiếc.

Thường những CP blue chip có thể có tỷ lệ margin lên đến 1:1, nghĩa là khi CP giảm 30-40% NĐT lúc này cũng đã lỗ 60-70% và gần hết vốn. Nếu các CTCK lúc này mới đè ra bán sẽ vô cùng rủi ro. Thực tế thị trường ngày 10-12 đã không còn xảy ra đợt giải chấp nào nữa, đà giảm được kìm lại. Trong khi những đợt giải chấp nếu xảy ra thực sự ít nhất kéo dài 2-3 phiên trở lên.

Thực tế trừ nhóm CP dầu khí giảm quá mạnh, những CP còn lại nếu giảm cũng chỉ đến khoảng 20% là tạo đáy và tích lũy, nhiều CP tốt mức giảm khoảng 10% là dừng. Nhìn VN Index giảm mạnh, nhóm dầu khí giảm mạnh trong khi những CP khác giảm thấp hơn tất nhiên thị trường sẽ có sự so sánh và trả giá. Bên bán không muốn bán thấp hơn, còn bên mua phải rẻ mới vào tiền.

Ở đây không loại trừ khả năng, bên mua đã có những tác động với mục đích khiến cho giá CP rẻ hơn nữa. Giả sử có khả năng này cách làm cũng khá đơn giản, nhóm CP dầu khí đang giảm mạnh tác động đáng kể đến chỉ số chứng khoán, nên nếu ai đó có sẵn trong tay CP có thể đem ra xả. Lúc này, NĐT đang trong giai đoạn dễ bị tâm lý, đột ngột CP bị xả có thể hành động làm theo giá CP cũng giảm mạnh.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Một lý do khác để NĐT thời gian gần đây liên tục có tâm lý lo ngại về margin và giải chấp nằm ở vấn đề thanh khoản. Cho dù thị trường vẫn đang biến động không rõ xu hướng, lâu lâu lại giảm mạnh rồi tăng mạnh, nhưng thanh khoản vẫn nằm trong ngưỡng 3.000 tỷ đồng/phiên. Trong khi đó, NĐTNNN cũng lại bán ròng. Nên nhiều khả năng, margin vẫn đang ở mức rất cao.

Về lý mà nói, có thể khi thị trường không tốt, NĐT sẽ ngán dùng margin vì ngại rủi ro. Nhưng ở đây nhìn ở góc độ ngược lại khi TTCK vẫn đang nhận được rất nhiều kỳ vọng, đặc biệt đây lại là mùa cuối năm. Hơn nữa, NĐT cũng ngày càng “cứng” trong kinh nghiệm và mức độ chấp nhận rủi ro cũng lớn hơn.

Nên khoảng lặng của TTCK hiện nay có thể đã nằm trong tính toán của nhiều NĐT và họ chấp nhận, có thể vẫn sử dụng margin nhưng chọn lọc những CP tốt, ưng ý để sẵn sàng nắm giữ. Khi chọn chiến thuật như vậy, có lẽ các NĐT cũng tính toán được phần nào cách phân bổ danh mục để tránh những cú sốc đáng tiếc.

Riêng nhóm CP dầu khí, mức độ suy giảm lúc này có thể nằm ở diễn biến của giá dầu và thậm chí còn mang tính chất tâm lý. Nghĩa là dù không lượng hóa được giá dầu giảm bao nhiêu % bất chấp KQKD của CP dầu khí, nhưng cứ giá dầu giảm là đem CP dầu khí ra bán. Đây là chuyện riêng của CP dầu khí và cũng chỉ diễn ra ở một số mã nhất định. 

Các tin khác