Giải pháp thất vọng

Mồi tháng 1-2013, những thông tin về việc "nới room" cho khối ngoại bằng cách phát hành CP không có quyền biểu quyết nghe cứ như thể sẽ xuất hiện trong tương lai gần, thậm chí là quý I-2013.

Mồi tháng 1-2013, những thông tin về việc "nới room" cho khối ngoại bằng cách phát hành CP không có quyền biểu quyết nghe cứ như thể sẽ xuất hiện trong tương lai gần, thậm chí là quý I-2013.

Mặc dù các thông tin khi đó vẫn ở thì tương lai và trạng thái "có thể", nhưng rất nhiều người đã tin việc này sẽ diễn ra. Đã có không ít ý kiến đóng góp, phản biện của báo chí, các chuyên gia tài chính và NĐT cho việc này, nhưng đến nay đã ở giữa quý II của năm vấn đề "nới room" gần như "xếp xó".

Thị trường bắt đầu điều chỉnh nhẹ, đi ngang từ tháng 3 và đến nay chưa có gì hứng khởi nên có lẽ nhiều người cũng mất hứng nên quên bẵng đi chuyện này.

Có lẽ đây không phải lần đầu tiên thông tin về những giải pháp hỗ trợ TTCK xuất hiện như thể… sắp có để rồi NĐT tiếp tục dài cổ chờ đợi. Gần nhất chính là thông tin rút ngắn giao dịch từ T+4 xuống còn T+3, vấn đề này đã được nói đến vào năm 2010 nhưng phải đến tháng 9 năm ngoái mới chính thức áp dụng.

Khoảng cách từ khi "đặt vấn đề" đến khi "giải quyết vấn đề" và "kết bài" xem chừng rất xa. Một NĐT có thâm niên đã nói vui rằng, do các giải pháp hỗ trợ TTCK cũng giống như… chứng khoán, tức là khi nhiều người kỳ vọng nhất, hào hứng nhất có khi lại dễ thất vọng nhất và ngược lại, nhiều khi không chờ đợi mấy thì các giải pháp lại xuất hiện.

Trở ngược lại hồi giữa năm 2011, khi Thông tư 74 với nhiều nội dung quan trọng như luật hóa margin, cho phép NĐT mở nhiều tài khoản, thị trường khi đó cũng ở trạng thái khá ảm đạm. Do đó có khi cứ căn cứ theo quy luật này có thể dự báo được thời điểm chính thức các giải pháp sẽ xuất hiện.

Thời gian qua, cơ quan quản lý TTCK đã rất nỗ lực trong việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật của thị trường, đây là điều các NĐT đều ghi nhận. Do vậy những sản phẩm, giải pháp hỗ trợ TTCK như phái sinh, các loại hình quỹ đầu tư… cần một thời điểm chính xác, rõ ràng trong việc áp dụng chứ không chỉ cứ mãi "có thể" hay "dự kiến".

Có như vậy, niềm tin của thị trường mới được củng cố hơn nữa và NĐT có thời gian chuẩn bị để thích nghi với những cái mới. Nếu giải pháp xuất hiện mà cũng khó đoán như thị trường xem như NĐT gặp khó khăn kép.

Các tin khác