Hiện nay đã có Hãng tàu lớn bậc nhất thế giới quan tâm tới “siêu cảng” với nguồn vốn khoảng 4,8 tỷ USD, được đầu tư xây dựng trong 2 thập kỷ.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án khi được triển khai thành công, sẽ khẳng định vị thế và định vị quốc gia của Việt Nam trên bản đồ hàng hải quốc tế với vai trò là trung tâm trung chuyển vận tải, logistics lớn của khu vực và thế giới. Sau khi có thông tin, dự án cảng Cần Giờ đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Đặc biệt, trong đó có tập tập đoàn MSC, một trong những hãng tàu container lớn nhất trên thế giới đề xuất đầu tư "siêu" dự án này với mong muốn đẩy nhanh tiến độ để đón đầu xu thế vận tải biển.
Theo đó, Dự án do Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC) và Terminal Investment Limited Holding S.A-TIL (đơn vị thành viên của hãng tàu biển lớn bậc nhất thế giới là Mediterranean Shipping Company – MSC) đề xuất tham gia.
Theo quy hoạch, nhu cầu hàng hóa trung chuyển quốc tế thông qua bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khoảng 3,6 triệu TEUs (1 TEU tương đương 1 container 20 feet tiêu chuẩn) tới năm 2030. Khi đó, cảng có quy mô phát triển 4 cầu cảng với tổng chiều dài đạt hơn 2.000 mét, năng lực thông qua 57,6 triệu tấn, được phát triển phù hợp với tiến trình thu hút nguồn hàng trung chuyển container quốc tế. Bến cảng sẽ đáp ứng cho cỡ tàu 250.000 tấn hoặc lớn hơn, có bến container và các bến cảng khác.
Ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển giao thông, Bộ GTVT phân tích: "Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ đạo phát triển hệ thống cảng biển nước ta theo hướng xanh, hiện đại. Hướng dần đến mục tiêu đến 2050 đưa phát thải dòng bằng 0.
Ngoài ra tiếp tục các cơ chế để thu hút các NĐT vào hệ thống cảng biển nước ta cũng được tiếp tục phát huy. Với hệ thống cảng biển được quy hoạch tầm khu vực khi có sự phát triển, chúng ta sẽ có hệ thống vận tải hàng hóa đạt trình độ khu vực và cạnh tranh với các nước trên thế giới."
Riêng tại Việt Nam, MSC hiện đã có dịch vụ tới hệ thống các cảng container tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép - Thị Vải. Hàng năm, đội tàu MSC vận chuyển hơn 1 triệu Teu hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam kết nối với các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á...
MSC dự kiến phát triển mạng lưới nội Á của mình, cũng như tạo ra một trung tâm trung chuyển sẽ tổng hợp khối lượng hàng hóa hiện đang thực hiện ở các địa điểm châu Á khác nhau, mở ra cơ hội hợp tác cùng phát triển giữa các nước trên toàn thế giới.