Hàng trăm DN lệch KQKD sau soát xét

Mùa báo cáo tài chính soát xét năm nay ghi nhận nhiều trường hợp chênh lệch lỗ/ lãi cũng như ý kiến ngoại trừ bất ngờ của kiểm toán.

Mùa báo cáo tài chính soát xét năm nay ghi nhận nhiều trường hợp chênh lệch lỗ/ lãi cũng như ý kiến ngoại trừ bất ngờ của kiểm toán.

Các vấn đề về soát xét 6 tháng năm 2012

Chưa bao giờ tình trạng chênh lệch KQKD diễn ra đáng quan ngại như bây giờ. Việc chênh lệch lỗ lãi-dù vô tình hay cố ý-có thể gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Chênh lệch xảy ra tại hàng loạt doanh nghiệp khiến niềm tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp giảm đi và một  điều quan trọng nữa là phản ánh năng lực quản trị của doanh nghiệp đáng báo động.

Lệch kiểm toán: Từ doanh nghiệp lớn đến bé đều có tên

Khá giật mình khi mùa BCTC soát xét năm nay ghi nhận gần 400 doanh nghiệp có lãi tăng/ giảm sau soát xét hoặc bị kiểm toán lưu ý một số điểm liên quan hoạt động của công ty. Không chỉ doanh nghiệp nhỏ với quản trị có hạn có tên trong danh sách mà cả những doanh nghiệp thuộc top 50 vốn hóa thị trường cũng có BCTC trước soát xét không hoàn hảo.

Một ngân hàng lớn, có danh tiếng và chưa từng bị nêu tên trong các báo cáo kiểm toán như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB) bất ngờ công bố lãi sau soát xét 6 tháng đầu năm 2012 của ngân hàng mẹ giảm 122,77 tỷ đồng so với trước soát xét.  Vấn đề mới về việc thoả thuận với 7 cá nhân mua, bán lại CP của CK Beta, PNS, LienVietpostbank cũng được kiểm toán lưu ý.

PVX- Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam- là một doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư quan tâm với doanh thu, lợi nhuận hàng năm khá tốt, thanh khoản lại thuộc top cao nhất. Từng là doanh nghiệp đứng đầu ngành xây lắp dầu khí, BCTC soát xét của PVX gây sốc cho nhà đầu tư khi hàng nghìn tỷ đồng bị kiểm toán lưu ý, lỗ 6 tháng sau soát xét tăng thêm gần 214 tỷ đồng. Sau thông tin này là chuỗi ngày giảm sàn liên tục của PVX. Bị cắt margin khiến lực bán của cổ phiếu này càng khủng khiếp hơn.

Tổng CTCP Vinaconex (VCG) sau soát xét chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 101,8 tỷ đồng, giảm 119,3 tỷ đồng so với 221 tỷ đồng trước soát xét. Dù đã giải trình nhưng việc liên tục vướng lình xình chênh lệch giảm lãi/ tăng lỗ khủng sau soát xét, không ít nhà đầu tư nghi vấn về việc có hay không sự cố tình công bố thông tin sai lệch của VCG.

Ngoài STB, PVX, VCG, nhiều doanh nghiệp lớn khác như GAS, MSN, OGC, HAG, DHG, KBC…cũng bị lệch sau soát xét.

Biến lỗ thành lãi, lãi thành lỗ

Trong khi nhiều doanh nghiệp đang lỗ thành lãi như SHI, DZM thì khá nhiều doanh nghiệp lại từ lãi thành lỗ như INC, VE1,VID, FBT, SDH.

Nhiều doanh nghiệp khác lãi tăng/ giảm lợi nhuận đến 50% như DLG  vừa bị cảnh cáo trên thị trường, lại tiếp tục lình xình với thông tin sau soát xét lãi 6 tháng công ty mẹ giảm 61% còn 4,02 tỷ đồng. HDG sau soát xét lãi về cty mẹ giảm 46% đạt 6,6 tỷ đồng, Hanoimilk lỗ gấp 3 lần trước soát xét...

Trong khi tăng lỗ sau soát xét là chủ yếu thì HDC lại bất ngờ báo lãi ròng sau soát xét 6 tháng tăng 73% lên 17,93 tỷ đồng. Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng tăng trên 40% như: PVC đánh giá lại lơi nhuận công ty con, lãi tăng 40% sau soát xét..

Lộ diện hàng loạt doanh nghiệp rơi vào thế hoạt động liên tục bị nghi ngờ

Có lẽ điều nhà đầu tư lo ngại nhất đó là việc doanh nghiệp có cầm hơi được không trong bối cảnh kinh doanh gặp khó. Mùa báo cáo soát xét ghi nhận gần 20 doanh nghiệp bị kiểm toán hoặc chính doanh nghiệp nói về khả năng tiếp tục hoạt động liên tục như: TAS, SBS, SHN, TNG, V15, VHL, VCR, VNA, THV, SSG, VTA, DTC, TLT, XMC, PVX, VMG, PSG...

Đa phần, các doanh nghiệp bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục là do thua lỗ nhiều năm dẫn đến thiếu hụt vốn. Một số khác bị mất cân nguồn vốn nên thiếu hụt thanh khoản. Một số vướng bẫy tăng trưởng nóng để rồi rơi vào thế khó.

Các tin khác