“Khắc nhập, khắc xuất”: Lợi nhuận về đâu?

Thị trường liên tục chứng kiến việc sáp nhập, tách ra hoặc chia nhỏ doanh nghiệp để bán cổ phần. nđt đang đặt ra câu hỏi: Có hay không lợi ích nhóm dưới phương thức trên?

Thị trường liên tục chứng kiến việc sáp nhập, tách ra hoặc chia nhỏ doanh nghiệp để bán cổ phần. nđt đang đặt ra câu hỏi: Có hay không lợi ích nhóm dưới phương thức trên?

Tùy vào từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, mục tiêu thành lập công ty con của các CTCP nhằm phục vụ những mục đích kinh doanh riêng, như trước đây PVD (Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí) thành lập PVD Invest (CTCP Đầu tư Khoan dầu khí Việt Nam).

Cũng có trường hợp thành lập công ty con để xây dựng, tăng cường mạng lưới phân phối như DPM, HSG… Nhưng phổ biến nhất là thành lập công ty con để đa dạng hóa các lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp, khoáng sản... 

Song, phải thừa nhận rằng ngoài mục đích chung, một nhóm đầu tư đã thu lợi riêng khá hời từ hình thức chia tách hay hợp nhất này.

Thủ thuật “khắc nhập, khắc xuất”

NĐT giờ đây đã kinh nghiệm với những mã "khắc nhập, khắc xuất".

NĐT giờ đây đã kinh nghiệm với những mã "khắc nhập, khắc xuất".

Câu chuyện tách ra, nhập vào có vấn đề điển hình cách đây mấy năm là việc thành lập PVD Invest. PVD Invest được thành lập bởi 3 cổ đông sáng lập: PVD với 51%, SSI (3%) và Công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (6%). Còn lại 40% gồm: công nhân viên của PVD (18%), Vietsovpetro (7%), cá nhân khác (15%).

Mục đích ban đầu của PVD là muốn mua thiết bị trên 1.000 tỷ đồng không phải qua đấu thầu, bởi theo quy định công ty có sở hữu nhà nước trên 50% muốn mua hàng trên 1.000 tỷ đồng phải qua đấu thầu, mất nhiều thời gian. PVD Invest được ra đời với mục đích trên.

Nhưng chỉ sau một năm rưỡi hoạt động, PVD Invest đã được sáp nhập vào PVD giữa năm 2009. Điều đáng chú ý ở đây là tỷ lệ chuyển đổi PVD Invest thành CP PVD là 5,5:1, tương đương 55.000 đồng/CP. Nhưng tại thời điểm đó thị giá của PVD đang giao dịch trên HOSE ở mức 80.000 đồng/CP.

Vậy khoản chênh lệch này chảy vào túi ai chắc không khó để hình dung.

Khác với PVD, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lại bán bớt cổ phần ở công ty con để thu về những khoản lợi nhuận bất thường.

Đó là việc chuyển nhượng 4,5% quyền sở hữu trong CTCP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAH), HAG đã thu về một khoản lợi ròng hơn 350 tỷ đồng (theo BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2011).

Ngoài ra, HAH còn mang lại lợi nhuận bất thường cho HAG khi chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu trong CTCP xây dựng và phát triển nhà Hoàng Phúc (công ty con của HAH và là công ty cháu của HAG), ghi nhận một khoản lợi nhuận ròng hơn 410 tỷ đồng.

Như vậy, với danh sách hơn 50 công ty con, chưa kể công ty cháu, HAG dường như có thể ghi nhận lợi nhuận bất thường khá thường xuyên.

Danh nghĩa của “ông” nhưng là của “tui”

Câu chuyện khác về “khắc xuất” (để bán đi) là việc thành lập các công ty vùng miền của Đạm Phú Mỹ (DPM). Từ quý III-2008, DPM đã thành lập các công ty TNHH 100% vốn thuộc DPM nhằm mục tiêu xây dựng mạng lưới phân phối.

Đến cuối năm 2010, DPM lại cổ phần hóa các công ty vùng miền này và giữ 75% số cổ phần nên mọi hoạt động của các công ty vùng miền vẫn do DPM chi phối. Thông thường khi cổ phần hóa công ty con, đa số công ty mẹ sẽ thu được thặng dư từ số cổ phần bán ra.

Nhưng trường hợp của DPM với các công ty con vùng miền không như thế. Theo giải thích của Ban lãnh đạo DPM, đơn giản đó chỉ là việc chuyển đổi và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Cổ đông của các công ty vùng miền này đa số là các nhà phân phối trước đây của DPM.

Do vậy mục tiêu của DPM là nhằm gắn kết mối quan hệ chặt hơn giữa DPM với các nhà phân phối. Như vậy DPM là đơn vị giữ cổ phần chi phối và điều hành các công ty con này và cũng là đơn vị quyết định lợi nhuận của các công ty này.

Từ đây nhiều NĐT lo lắng về thành phần của 25% cổ đông thiểu số ở các công ty con này: Lợi nhuận của các công ty vùng miền sau cổ phần hóa có cao hơn trước cổ phần hóa không? Nếu lợi nhuận sau cổ phần hóa cao hơn trước cổ phần hóa, đồng nghĩa với việc cổ đông DPM phải chịu thiệt thòi.

Lý do đơn giản là trước khi DPM nắm giữ 100% thì kết quả kinh doanh của các công ty con điều thuộc về cổ đông của DPM; sau khi cổ phần hóa, dù DPM đang nắm giữ cổ phần chi phối nhưng kết quả kinh doanh của các công ty con khi hợp nhất về phải loại trừ lợi ích của cổ đông thiểu số, còn lại mới thuộc về cổ đông DPM. Không lẽ quyền lợi của mình lại đi san sẻ cho người khác và không kèm điều kiện?

Các tin khác