Khen thưởng học sinh

Trước khi nghỉ hè, bao giờ các trường học cũng tổ chức lễ khen thưởng cho những học sinh xuất sắc. Kể từ khi có Thông tư 30 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, chuyện khen thưởng bỗng dưng phong phú và cũng rắc rối hơn. Chính vì mỗi trường tự quyết định số lượng và tiêu chí học sinh được khen thưởng cuối năm, nên có trường 100% học sinh nhận phần thưởng, nhưng có trường chỉ vỏn vẹn 10% học sinh nhận phần thưởng. Cũng thành tích học tập như nhau, nhưng học sinh trường nọ vui mừng phần thưởng còn học sinh trường kia ngậm ngùi vì không được khen tặng gì. Thật không ngờ, dựa vào Thông tư 30 không cho phép thu quỹ khuyến học để tặng thưởng, học trò cũng giằng co danh lợi như người lớn. Có trường cho học sinh bình bầu lẫn nhau để chọn ra người xuất sắc nhất đi nhận phần thưởng. Những học trò giành “phiếu” cao sẽ được nhận phần thưởng và tờ giấy khen ghi rõ “Học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và nỗ lực trong hoạt động phong trào”.

Trước khi nghỉ hè, bao giờ các trường học cũng tổ chức lễ khen thưởng cho những học sinh xuất sắc. Kể từ khi có Thông tư 30 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, chuyện khen thưởng bỗng dưng phong phú và cũng rắc rối hơn. Chính vì mỗi trường tự quyết định số lượng và tiêu chí học sinh được khen thưởng cuối năm, nên có trường 100% học sinh nhận phần thưởng, nhưng có trường chỉ vỏn vẹn 10% học sinh nhận phần thưởng. Cũng thành tích học tập như nhau, nhưng học sinh trường nọ vui mừng phần thưởng còn học sinh trường kia ngậm ngùi vì không được khen tặng gì. Thật không ngờ, dựa vào Thông tư 30 không cho phép thu quỹ khuyến học để tặng thưởng, học trò cũng giằng co danh lợi như người lớn. Có trường cho học sinh bình bầu lẫn nhau để chọn ra người xuất sắc nhất đi nhận phần thưởng. Những học trò giành “phiếu” cao sẽ được nhận phần thưởng và tờ giấy khen ghi rõ “Học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và nỗ lực trong hoạt động phong trào”.

Những năm kinh tế còn khó khăn, việc khen thưởng cho học trò rất đơn giản. Học sinh có học lực xếp loại giỏi và đạo đức tốt đều có giấy khen kèm theo mấy quyển vở. Khi đời sống phát triển, các kiểu khen tưởng biến tướng rất rình rang. Thông tư 30 có ưu điểm hạn chế những hoạt động phô trương trong môi trường giáo dục, nhưng lại đẩy học trò vào sự cạnh tranh không cần thiết. Bây giờ có nhiều trường phổ thông theo tiêu chuẩn quốc tế xuất hiện tại Hà Nội, TPHCM và vài đô thị lớn. Lễ tổng kết năm học được tổ chức rất trang trọng. Thậm chí, có trường thuê nhà hát trung tâm để tôn vinh học trò. Cái hay của mô hình này là tất cả học trò đều mặc quần áo như cử nhân và được đối xử hoàn toàn giống nhau.

Khen thưởng cho học trò, điều tối kỵ nhất là không tạo ra không khí đố kỵ và ganh ghét giữa các em nhỏ đang lứa tuổi thơ ngây. Học trò nghèo sẽ mặc cảm nếu để các bậc phụ huynh thoải mái góp tiền vào phần thưởng cho chính con mình. Đã từng có những sự cố trớ trêu trên bục trao thưởng, học trò đứng nhất lớp vì gia cảnh eo hẹp mà phần thưởng bé xíu, còn học trò đứng nhì vì có cha mẹ giàu mà phần thưởng ôm không xuể. Hình ảnh ấy rất phản cảm và để lại dấu ấn không tốt trong tâm hồn trong sáng các em.

Khen thưởng cho học trò có trăm ngàn cách. Thật ý nghĩa khi nhiều trường sử dụng lễ khen thưởng theo hình thức lễ tri ân học trò đối với thầy cô, hoặc theo hình thức lễ trưởng thành để cha mẹ chứng kiến sự khôn lớn của con em.

Các tin khác