Liveshow Hồng Nhung, Sơn Tùng:

Khi tập đoàn kinh tế đứng sau nghệ sĩ

Liệu bạn yêu nhạc sẽ mất dần cơ hội thưởng thức danh ca hay những huyền thoại biểu diễn nếu không có các tập đoàn kinh tế đứng phía sau trong những năm tới?

Liệu bạn yêu nhạc sẽ mất dần cơ hội thưởng thức danh ca hay những huyền thoại biểu diễn nếu không có các tập đoàn kinh tế đứng phía sau trong những năm tới?

Đêm 5-12 vừa diễn ra hai live show: M-TP Ambition: Chuyến bay đầu tiên của ca sĩ trẻ Sơn Tùng tại TP.HCM và Phố à phố ơi..., Bống à bống ơi của giọng ca Hồng Nhung ở Hà Nội. Hai live show cá nhân cuối cùng của năm 2015 với hai phong cách riêng biệt cũng đã vẽ nên chân dung nhạc Việt trong năm 2016.

Lẽ ra Đức Tuấn cũng có một live show riêng trong đêm 5-12 tại TP.HCM, nhưng vì có “một số thông tin thuận lợi” nên live show này được dời qua năm 2016.

Âm nhạc và nhãn hàng

Trong ba sô được công bố sẽ diễn trong đêm 5-12 (Hồng Nhung, Đức Tuấn và Sơn Tùng) thì live show của Sơn Tùng được chờ đợi hơn cả. Đơn giản chỉ vì đây là live show đầu tiên của giọng ca “không phải dạng vừa đâu” - khuynh đảo thị trường và các bảng xếp hạng âm nhạc suốt cả năm vừa qua.

Giới trẻ yêu nhạc cũng mong mỏi từ live show này, Việt Nam sẽ có thêm một “tượng đài âm nhạc” mới. Những thông tin đầu tiên về live show này đã được giới thiệu từ giữa tháng 9 với không ít mỹ từ, nhưng ấn tượng hơn cả là số khán giả dự kiến lên đến 10.000 người ở mỗi địa điểm diễn cùng rất nhiều mức vé từ 150.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/vé.

Tuy nhiên, khán giả thực có tại đêm diễn của Sơn Tùng trong đêm 5-12 ở TP.HCM chỉ vào khoảng 7.000 (vẫn là một con số đáng ngưỡng mộ cho giọng ca chỉ mới bắt đầu sự nghiệp khoảng ba năm) và vé chợ đen rao bán khá nhiều cận giờ diễn cho khu vực đứng chỉ 80.000 - 100.000 đồng/vé.

Với sô Sơn Tùng, vé bán được hay không có lẽ không quan trọng bằng việc khán giả có lấp đầy khu vực biểu diễn, hòa vào các tiết mục trình diễn của chàng trai trẻ hay không. Việc bán vé và đưa ra nhiều mức giá khác nhau thực chất chỉ để mang đến những giá trị cộng thêm, khẳng định Sơn Tùng M-TP đang là cái tên “ăn khách” bởi thực chất sô diễn này ngay từ đầu đã “an toàn” khi có được sự đồng hành từ rất nhiều nhãn hàng mà Sơn Tùng đang làm gương mặt quảng cáo.

Ca sĩ Hồng Nhung (trái) trong live show Phố à phố ơi..., Bống à bống ơi tại Hà Nội.
Ca sĩ Hồng Nhung (trái) trong live show Phố à phố ơi..., Bống à bống ơi tại Hà Nội.

Mỗi khán giả khi đến ngoài những cây đèn phát sáng để cổ vũ thần tượng còn được tặng một chai nước mà Sơn Tùng là gương mặt đại diện, cùng hòa vào màn “tự sướng” trên sân khấu cùng chiếc điện thoại thông minh của đơn vị tài trợ chính.

Rõ ràng không có những “mạnh thường quân” này, khán giả không thể có những đêm nhạc tưng bừng, rực rỡ như của live show Sơn Tùng vừa qua.

Đâu chỉ sô Sơn Tùng, một năm trước chính hãng điện thoại này cũng “chơi bạo” khi bỏ tiền tổ chức hai đêm tưng bừng, hoàn toàn miễn phí tại sân vận động ở cả hai nơi: TP.HCM và Hà Nội với số khán giả kỷ lục cho Mỹ Tâm.

Trước sô diễn của Sơn Tùng không lâu, ba đêm nhạc “lịch sử” khi đã mời được năm danh ca Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thu Phương và Hà Trần cùng hòa giọng cũng nhờ sự rộng tay của một tập đoàn kinh doanh bất động sản.

Tại SVĐ QK7 (TP.HCM) hơn một tuần trước, giới trẻ cũng được một đêm “quẫy” không tốn tiền cùng những màn trình diễn hết sức sôi động của hai cặp DJ lừng danh đến từ Bỉ và Mỹ nhờ vào sự tài trợ của một hãng bia có tiếng.

Và sắp tới đây, ngày 13-12 SVĐ QK7 cũng sẽ một lần nữa miễn phí cho những khách hàng của một công ty viễn thông trong đêm nhạc hội rộn ràng mang chủ đề Funring Day 2015, với sự xuất hiện của những ca sĩ “hot” nhất thị trường: Thu Minh, Mỹ Tâm, Uyên Linh, Noo Phước Thịnh, Văn Mai Hương, Issac, Tóc Tiên, Đinh Mạnh Ninh, Hoàng Thùy Linh, Phạm Anh Khoa, nhóm O-Plus...

Liveshow Sơn Tùng đêm 5-12. Ảnh tư liệu.
Liveshow Sơn Tùng đêm 5-12. Ảnh tư liệu.

Danh ca cũng cần 
“bạn đồng hành”

Danh ca cũng cần 
“bạn đồng hành”Danh ca cũng cần 
“bạn đồng hành”

Việc các đơn vị kinh tế mạnh tay chi tiền cho các nhạc hội (và nhiều chương trình giải trí khác) với thông điệp riêng cho khách hàng của mình phần nào đã làm thỏa mãn những nhu cầu giải trí cơ bản của công chúng.

Chỉ còn lại một số rất ít thích tự chọn sản phẩm giải trí cho riêng mình và đó phải là những sản phẩm thuộc dạng “hàng hiếm”. Như vậy nếu là “nghệ sĩ giải trí” nổi bật, bạn sẽ có cơ hội làm sô, album, MV với sự bảo trợ của các tập đoàn kinh tế; nếu là “giọng ca vàng”, bạn sẽ được các bầu sô nâng niu.

Hồng Nhung là một trong ít giọng ca được bầu sô nâng niu. Và live show Phố à phố ơi..., Bống à bống ơi... hôm 5-12 của Hồng Nhung là sản phẩm do một đơn vị tổ chức chịu toàn bộ chi phí thực hiện để giọng hát của cô được bay bổng. Dẫu vậy, ngay cả khi bầu sô nâng niu thì thị trường cũng chưa chắc hồ hởi đón nhận.

Điều đáng nhớ nhất của thị trường biểu diễn nhạc Việt trong năm 2015 là câu chuyện về Khánh Ly. Trừ hai sô diễn chính thức đầu tiên, các sô còn lại của bà tại quê nhà đều không thành công như mong đợi không chỉ bởi những trở ngại trong việc giấy phép biểu diễn, tác quyền mà còn do khán giả không sẵn lòng chi một khoản tiền không nhỏ để mua vé.

Vé cho những live concert của ca sĩ hiện nay thường không dưới 500.000 đồng/vé và có những chương trình giá rao bán một cặp vé “siêu VIP” lên đến 10 triệu đồng. Vé cao là thế, nhưng các nhà tổ chức đều cho rằng ngay cả khi họ bán hết vé thì cũng chỉ huề vốn hoặc lời một chút gọi là vì chi phí tổ chức, sản xuất chương trình hiện rất cao (chỉ riêng catsê cho giọng ca chính đã vào khoảng 10.000 USD, chưa kể chi phí ăn ở, đi lại). Độc nhất và “chất” như sô Vũ Thành An mà nhà sản xuất PNF còn phải “hú vía” vì đã bán hết vé (nhưng cũng không lời).

Vậy nên ngoại trừ Đàm Vĩnh Hưng miệt mài tự làm “bầu sô” cho chính mình trong nhiều năm qua nhờ sự hậu thuẫn rất lớn từ các “búp bê già” (cách anh gọi những người hâm mộ “cứng”, phần nhiều là nữ doanh nhân tuổi trung niên của mình) thì không một ca sĩ nào đủ tài lực để thực hiện mỗi năm một vài live show như Đàm Vĩnh Hưng.

Việc tổ chức sô cho danh ca đã trở nên “khó nuốt” hơn bao giờ khi có không ít sô phải hủy vào giờ chót vì không bán được vé trong năm qua, mà live concert của Peabo Bryson - nghệ sĩ từng đoạt giải Grammy - bị hủy tại TP.HCM là một ví dụ.

Thế nên, e rằng bạn yêu nhạc sẽ mất dần cơ hội thưởng thức danh ca hay những huyền thoại biểu diễn nếu không có các tập đoàn kinh tế đứng phía sau trong những năm tới.

Trước đây thị trường Hà Nội chỉ hăm hở với những chương trình miễn phí, giờ đây các khán giả Hà Nội lại chịu chơi hơn khán giả TP.HCM trong khoản chi tiền mua vé cho các sự kiện âm nhạc.
Lý giải việc này, nhạc sĩ Nguyễn Quang cho rằng những đêm nhạc chỉn chu qua tiếng hát của các danh ca tại Hà Nội không nhiều, có ca sĩ một đến hai năm mới trở lại hát ở Hà Nội nên khán giả vẫn còn háo hức.
Trong khi đó, phòng trà tại TP.HCM (Hà Nội không duy trì được mô hình này) sáng đèn gần như hằng đêm khiến khán giả không còn “khát” những đêm nhạc với không gian riêng nữa. Vì vậy, đêm nhạc riêng của ca sĩ tại TP.HCM sẽ khó bán vé vì giá quá cao so với giá vé ở phòng trà mà chất lượng không chênh lệch là bao.

Các tin khác