Khối nội trở lại

Sau thời gian im hơi lặng tiếng, NĐT nội bắt đầu giải ngân mạnh trở lại góp phần kéo các chỉ số tăng điểm ấn tượng trong những phiên giao dịch gần đây.

Sau thời gian im hơi lặng tiếng, NĐT nội bắt đầu giải ngân mạnh trở lại góp phần kéo các chỉ số tăng điểm ấn tượng trong những phiên giao dịch gần đây.

Lặng lẽ khối ngoại

NĐT đã có thêm sinh khí khi những ngày qua thanh khoản thị trường đã được tăng lên. Ảnh: LONG THANH

NĐT đã có thêm sinh khí khi những ngày
qua thanh khoản thị trường
đã được tăng lên. Ảnh: LONG THANH

Dòng tiền bắt đầu quay lại thị trường trong phiên giao dịch ngày 27-5. Trong phiên giao dịch này, toàn sàn HOSE có 91,3 triệu đơn vị được khớp lệnh với giá trị tương ứng 1.350 tỷ đồng (tăng 31,8%), sàn HNX có 80,3 triệu CP được khớp lệnh với giá trị tương ứng 642 tỷ đồng (tăng 98,8%).

Điểm đáng chú ý là cho dù dòng tiền tăng đột biến nhưng giao dịch của NĐTNN lại diễn ra rất lặng lẽ và chiếm tỷ trọng thấp cho dù họ quay trở lại mua ròng sau khi bán ròng trước đó. Theo thống kê, trong phiên giao dịch 27-5, giá trị mua ròng của khối ngoại chỉ đạt 28,3 tỷ đồng trên HOSE và chưa đầy 3 tỷ đồng trên HNX.

Ở các phiên giao dịch tiếp theo, dù thị trường bắt đầu có hiện tượng điều chỉnh nhưng dòng tiền chảy vào thị trường vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Theo thống kê, phiên giao dịch 28-5, toàn thị trường có hơn 150 triệu CP được khớp lệnh (tương đương 1.810 tỷ đồng). Đặc biệt, phiên giao dịch này 29-5, toàn thị trường có gần 200 triệu CP khớp lệnh (tương đương 2.467 tỷ đồng).

Trong khi đó, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại chỉ đứng ở mức tương đối, thậm chí họ còn quay trở lại xu hướng bán ròng. Việc khối ngoại không còn chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch đã phần nào khiến các giao dịch đón đầu việc điều chỉnh danh mục của các ETF tiếp tục diễn ra, nhưng hiệu ứng lan tỏa không đáng kể như thời gian trước đây.

Điều dễ dàng nhận thấy là sự gia tăng về thanh khoản đã phần nào giúp các chỉ số không bị điều chỉnh mạnh, dù xu hướng tăng điểm của thị trường đã kéo dài từ tháng 4 đến nay. Có chăng là diễn biến điều chỉnh giằng co trong các phiên với sự phân hóa tăng giảm điểm khá rõ nét giữa các nhóm CP.

Cụ thể, dòng tiền luân chuyển qua lại giữa các mã CP theo hướng rút ra một phần ở những mã tăng nóng nhưng lại ngay lập tức tìm cơ hội ở các mã chưa tăng nhiều. Diễn biến này cũng tạo nên hiện tượng tích lũy và phân phối đan xen với khối lượng khớp lệnh tương đối cao trong những phiên vừa qua.

Thận trọng vẫn cần thiết

Theo nhận định chung của giới phân tích, việc dòng tiền bất ngờ quay trở lại TTCK bắt nguồn từ hàng loạt thông tin chính sách quan trọng gần đây như: gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản, quyết định thành lập VAMC hay quyết định chính thức hoãn Thông tư 02 thêm 1 năm.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng thị trường sẽ cần thêm những động lực mới để có thể tiếp tục duy trì đà tăng điểm sau nhịp điều chỉnh. Đó là những quy định chi tiết theo hướng “mở” hơn trong cơ chế vận hành của VAMC hay mức lãi suất tái cấp vốn áp dụng và đối tượng được ưu tiên sẽ là những điểm thị trường chờ đợi trong thời gian tới.

Khả năng thị trường hoàn toàn có thể vượt qua mức kháng cự hiện tại. NĐT có thể lựa chọn các CP có cơ bản tốt hoặc hưởng lợi nhờ chính sách kinh tế sắp tới trong các giai đoạn thị trường điều chỉnh và tích lũy ở ngưỡng kháng cự này.

Theo CTCK Rồng Việt, sau phiên giao dịch ấn tượng đầu tuần, việc thị trường giao dịch thận trọng trở lại là hiện tượng hết sức bình thường.

Thế nhưng, việc NĐT thận trọng lại là hiện tượng tích cực, nhất là trong bối cảnh các tin vĩ mô tích cực không còn quá bất ngờ. Hiện tại, các chỉ số đang tiệm cận ngưỡng kháng cự mạnh trong khi thị trường đang bước vào giai đoạn trống thông tin hỗ trợ.

Do vậy, trong ngắn hạn, sự thận trọng trong giai đoạn này là cần thiết. NĐT nên giảm tỷ trọng danh mục và quan sát phản ứng của thị trường ở mức kháng cự này trước khi có quyết định tiếp theo. Về trung hạn, với việc ban hành 2 quyết định liên quan đến việc hoãn thực hiện Thông tư 02/2013 và quyết định thành lập VAMC của Chính phủ, triển vọng kinh tế sẽ trở nên tích cực hơn trong quý tiếp theo.

Tương tự, các chuyên gia phân tích của CTCK Bảo Việt nhận định bên cạnh tín hiệu tăng điểm của nhóm CP cơ bản với triển vọng kết quả kinh doanh tích cực (đa phần tập trung vào các mã blue chip), thì nhóm CP kỳ vọng được hưởng lợi về mặt chính sách như các mã ngành thép và bất động sản hạng trung được xem là động lực chính hỗ trợ đà đi lên cho 2 chỉ số.

Đây cũng là những dòng CP NĐT nên tập trung tỷ trọng danh mục trong nhịp tăng điểm hiện tại. Ngoài ra, các CP ngành CK được xem là dòng xuất phát chậm trong nhịp này cũng đang thử thách các vùng kháng cự quan trọng. Nếu bứt phá thành công trong một hai phiên tới cũng có thể là lựa chọn tốt cho dòng tiền sau khi đã chốt lời một phần ở các mã tăng nóng.

Các tin khác