Kiên quyết xử lý trách nhiệm chậm CPH

Theo phương án cổ phần hóa (CPH), năm 2015 sẽ CPH khoảng 210 DN. Như vậy, số DN CPH giai đoạn 2011-2015 sẽ là 459, đạt 90% kế hoạch. Riêng giai đoạn 2014-2015 CPH được 353 DN. Trao đổi với ĐTTC, ông Lê Mạnh Hà (ảnh), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho rằng tỷ lệ CPH 90% là tích cực song với những đơn vị không hoàn thành CPH, sẽ đề xuất xử lý trách nhiệm.

Theo phương án cổ phần hóa (CPH), năm 2015 sẽ CPH khoảng 210 DN. Như vậy, số DN CPH giai đoạn 2011-2015 sẽ là 459, đạt 90% kế hoạch. Riêng giai đoạn 2014-2015 CPH được 353 DN. Trao đổi với ĐTTC, ông Lê Mạnh Hà (ảnh), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho rằng tỷ lệ CPH 90% là tích cực song với những đơn vị không hoàn thành CPH, sẽ đề xuất xử lý trách nhiệm.

PHÓNG VIÊN: - Theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015 cả nước phải tiến hành CPH 514 DN, nhưng theo dự kiến tỷ lệ đạt được chỉ 90%. Ông nghĩ sao về kết quả này?

 

-Ông LÊ MẠNH HÀ: - Đến thời điểm này, chúng ta đã hoàn thành CPH tại 408 DN cho cả giai đoạn 2011-2015, đạt tỷ lệ 80%. Dự tính của chúng tôi là cả giai đoạn này sẽ CPH được 459 DN, tương đương 90%. Chúng tôi cũng đánh giá cao con số này vì tỷ lệ này đạt được trong một giai đoạn rất khó khăn và những DN dễ CPH đã hoàn thành được trước đó, các DN phải CPH sau này đều rất khó. Thực tế đó cho thấy con số 459 DN CPH là rất đáng khích lệ. Tính cụ thể kết quả CPH, lũy kế từ năm 2012 đến 28-10-2015, cả nước thoái vốn được 16.450 tỷ đồng, thu về 22.870 tỷ đồng. Trong đó, các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng là 8.704 tỷ đồng (trên tổng số 23.325 tỷ đồng phải thoái tại 5 lĩnh vực nêu trên, bằng 37% kế hoạch), thu về 9.540 tỷ đồng.

- Dù có nhiều nỗ lực nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế là chúng ta chưa hoàn thành được mục tiêu đã đề ra?

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện CPH là việc trọng tâm. Nơi nào không làm được xem xét trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo DN không làm được đứng ra một bên. Cần nêu lên những trường hợp không làm, để bêu tên trên phương tiện thông tin đại chúng. Cần phải làm đúng yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ nếu không sẽ lờn, làm cũng được không làm cũng không sao.

Phó Thủ tướng VŨ VĂN NINH

- Thực ra cũng phải thấy rằng kế hoạch chúng ta đề ra tương đối cao và cũng không có điều chỉnh con số để phấn đấu. Tất nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân cho việc không hoàn thành này. Thí dụ, nguyên nhân chủ quan là nhiều bộ, địa phương, DN chưa tích cực trong việc triển khai thực hiện CPH. Như báo cáo đã đề cập, đến thời điểm này khá nhiều địa phương không có DN nào được CPH, nhiều bộ cũng có kết quả CPH chưa cao.

Tuy nhiên, nếu với quyết tâm cao, từ nay đến cuối năm tỷ lệ hoàn thành CPH có khả năng cao hơn 90%. Cụ thể, nhiều nơi triển khai CPH tích cực nhưng đạt kết quả thấp hoặc chưa có kết quả, gồm Bộ Công Thương (2/12 DN), Bộ Tài nguyên - Môi trường (0/5 DN), Bộ Thông tin - Truyền thông (0/4 DN), Nam Định (0/5 DN), Tiền Giang (0/5 DN), Bình Dương (0/3 DN) Bình Phước (0/3 DN), Đắk Lắk (0/3 DN), Gia Lai (0/3 DN)…

Bên cạnh các nguyên nhân về sự thiếu quyết liệt của các bộ, ngành, DN, về thể chế, chính sách cũng là nguyên nhân quan trọng làm chậm trễ tiến trình này, khi trong 10 tháng chỉ có 2 văn bản được trình đúng hạn, 9 văn bản đưa ra chậm so với kế hoạch và hiện vẫn còn 5 văn bản các bộ chủ trì chưa trình. Trong khi đó, đến giai đoạn này chúng ta rất cần những văn bản để giải quyết khó khăn CPH, sắp xếp DN phải được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa.



Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ là các thủ tục theo quy định mất rất nhiều thời gian để được thông qua, sau đó mới ban hành thực hiện. Thí dụ, các bộ ngành chủ trì xây dựng văn bản xong phải gửi các bộ, ngành khác lấy ý kiến, sau đó phải sửa đổi, bổ sung theo các góp ý rồi gửi cho Văn phòng Chính phủ có ý kiến. Cơ quan này tổng hợp lại, lấy ý kiến xây dựng, hoàn chỉnh. Mỗi văn bản cần thời gian và khi ban hành xong cũng phải mất 45 ngày mới có hiệu lực, như nghị định chẳng hạn.

- Nghị quyết 15 của Chính phủ đã đề cập đến việc xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu không hoàn thành kế hoạch CPH?

- Cho đến thời điểm này thì chưa nhưng tôi cho rằng đến cuối năm, cuối giai đoạn này, đơn vị nào đạt thấp, với vị trí, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, chúng tôi sẽ có những đề xuất cụ thể đối với từng đơn vị về biện pháp xử lý thích đáng, như Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói tính kỷ luật phải được giữ vững, kỷ cương nghiêm. Không thể có chuyện anh không hoàn thành nhiệm vụ mà vẫn được đánh giá cao.

- Phải chăng tỷ lệ nắm giữ và xác định giá trị DN được coi là những trở ngại. Và giai đoạn 2016-2020, kế hoạch CPH chúng ta đặt ra như thế nào, thưa ông?

- Về tỷ lệ Nhà nước nắm giữ, theo quan điểm của chúng tôi, nếu Nhà nước nắm cao, việc CPH thành công thấp và sau đó hoạt động cũng không hiệu quả cao vì nhà đầu tư không muốn tham gia. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang điều chỉnh Quyết định 37/2014/QĐ-TTg (về tiêu chí, danh mục phân loại DNNN) để điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước. Khi đó, kỳ vọng hiệu quả CPH sẽ cao hơn rất nhiều. Trước đây nhiều DNNN giữ 100% vốn, nhưng nay theo Quyết định 37/2014/QĐ-TTg tiêu chí DNNN đã có sự điều chỉnh nên DN sẽ được CPH nhiều hơn.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác