Kinh tế thế giới tuần qua

Hoa Kỳ tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo, thị trường việc làm và tỷ lệ lạm phát ở EU ổn định, đồng NDT của Trung Quốc giảm giá mạnh so với USD… là những tin đáng chú ý trong tuần qua.

Hoa Kỳ tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo, thị trường việc làm và tỷ lệ lạm phát ở EU ổn định, đồng NDT của Trung Quốc giảm giá mạnh so với USD… là những tin đáng chú ý trong tuần qua.

GDP Hoa Kỳ ước tính tăng trưởng chỉ 2,4% trong quý IV-2013, giảm so với ước tính 3,2% đưa ra lúc đầu, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Trước đó, giới phân tích kỳ vọng mức điều chỉnh chỉ xuống 2,6%. Vào quý III, GDP của nền kinh tế lớn nhất hành tinh tăng mạnh 4,1%, nhưng kể từ đó đã tăng trưởng chậm lại và dữ liệu trong 2 tháng đầu năm cũng khá thất vọng do ảnh hưởng của mùa đông khắc nghiệt.

Tính chung cả năm 2013, GDP Hoa Kỳ tăng trưởng 1,9%, giảm so với mức tăng 2,8% của năm 2012. Lạm phát trong quý IV vẫn ở mức thấp, chỉ số PCE (chỉ số kỳ vọng lạm phát của FED) giảm xuống 1% từ 1,1% trong quý III.

Tại Trung Quốc, giá NDT so với USD đã giảm mạnh. Chỉ trong phiên giao dịch hôm thứ sáu (28-2), đồng NDT đã giảm giá gần 1% so với USD, là mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm, trước khi tăng lại nhưng cũng ở mức thấp nhất 8 tháng: 6,18NDT ăn 1USD.

Đồng NDT đã giảm liên tục trong 2 tuần qua. Nhiều người tin rằng đó là một động thái điều chỉnh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) để nhắm tới các quỹ đầu cơ đặt cược vào việc NDT tiếp tục tăng. Trong khi đó, dữ liệu của chính phủ cho biết tăng trưởng sản xuất tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng vào tháng 2.

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) giảm còn 50,2 điểm, theo Cục Thống kê Trung Quốc, là tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Dù vậy, mức trên 50 điểm biểu thị hoạt động sản xuất vẫn tăng trưởng. Kết quả này đánh dấu tháng 17 liên tiếp sản xuất ở Trung Quốc tăng trưởng chậm, là mức thấp nhất kể từ mức 50,1 điểm của tháng 6-2013. Trong năm nay, dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chỉ đạt 7,5%.

Tại châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone vẫn duy trì ở mức gần kỷ lục 12% trong tháng 1, với nền kinh tế phục hồi khiêm tốn và chưa có sự cải thiện rõ nét nào trong khu vực sản xuất. Lạm phát trong tháng 2 cũng duy trì ở mức thấp. Đối với 28 thành viên EU, tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 không thay đổi ở mức 10,8%.

Tổng số người thất nghiệp ở Eurozone trong tháng 1 là 19,18 triệu người, trong khi cả EU là 26,23 triệu người, giảm lần lượt 67.000 và 449.000 người so với tháng 1. Tuy nhiên, so với tháng 12-2013, cả 2 khu vực đều thêm 17.000 người thất nghiệp. Tính theo từng quốc gia riêng lẻ, Áo là nơi có tỷ lệ thất nghiệp ít nhất, với 4,9%, kế đó là Đức với 5%. Hy Lạp là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (28%), tiếp theo là Tây Ban Nha (25,8%).

Tỷ lệ thất nghiệp ở người dưới 25 tuổi tiếp tục là nỗi ám ảnh, với 24% ở Eurozone và 23,4% trên cả EU, tăng so với 23,3% hồi tháng 12. Tỷ lệ lạm phát ở Eurozone là 0,8% trong tháng 2. Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone năm nay là 1,2% và 1,8% vào năm tới; tăng trưởng trên cả EU dự báo lần lượt là 1,5% và 2%.

Sản xuất ở Trung Quốc chậm lại tháng thứ 3 liên tiếp.

Sản xuất ở Trung Quốc chậm lại tháng thứ 3 liên tiếp.

Một ủy ban ở Thượng viện Hoa Kỳ công bố báo cáo cáo buộc Ngân hàng Credit Suisse đã giúp ít nhất 22.000 công dân nước này trốn thuế trong quá khứ. Báo cáo cho rằng ngân hàng có trụ sở ở Thụy Sĩ này thậm chí đã thiết lập một bàn làm việc ở sân bay Zurich (Thụy Sĩ) để tiện lợi cho các khách hàng trên.

Điều trần trước ủy ban, Brady Dougan, CEO Hoa Kỳ của Credit Suisse, nói ngân hàng đã cam kết tuân thủ pháp luật Hoa Kỳ và đã hợp tác với các nhà chức trách nhiều tới mức tối đa mà luật ngân hàng Thụy Sĩ cho phép. JPMorgan Chase quyết định sa thải thêm nhân sự của bộ phận thế chấp và chi nhánh, trong khi thuê thêm 3.000 người để giúp ngân hàng tuân thủ đúng các quy định ngân hàng trên toàn cầu. Weibo, một trang web xã hội tương tự Twitter ở Trung Quốc, cho biết chuẩn bị IPO và niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán New York.

Các tin khác