Nhiều dự báo lạc quan về kinh tế Nga vừa được các tổ chức, chuyên gia quốc tế đưa ra.
Các chuyên gia Liên hiệp quốc (LHQ) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Nga năm nay và năm tới đều đạt 1,5%, tăng so với trước đó (1% trong năm nay và 1,5% năm 2018).
Theo báo cáo của Hội đồng kinh tế xã hội LHQ, Nga dù chịu nhiều ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt, nhưng các biện pháp này đã diễn ra trong thời gian dài buộc nền kinh tế Nga thích nghi và bắt đầu tăng trưởng trong điều kiện đó. Đặc biệt, nhờ thay đổi cơ cấu sản xuất, nền kinh tế Nga phần nào đã đối phó được các biện pháp trừng phạt và chính sách thay thế các hàng hóa nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước đã đem lại hiệu quả.
Mức sản xuất dầu ở Nga năm 2016 đạt kỷ lục trong thập niên qua.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal (WSJ), chuyên về kinh tế nổi tiếng của Hoa Kỳ, cho hay phương Tây kỳ vọng ngành công nghiệp dầu khí của Nga, một trong những ngành công nghiệp xương sống của xứ bạch dương, sẽ điêu đứng vì lệnh trừng phạt. Nhưng tính toán đó đã sai.
Theo WSJ, mức sản xuất dầu ở Nga lên tới 11 triệu thùng/ngày vào năm 2016, đạt mức kỷ lục trong thập niên qua. Trong khi đó, Tập đoàn dầu khí của Hoa Kỳ Exxon Mobil lại phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính những biện pháp trừng phạt này.
Hồi tháng 4, chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã từ chối yêu cầu của Exxon Mobil đề nghị tránh ảnh hưởng lệnh trừng phạt đang được áp dụng với Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đối với một số dự án hợp tác chung của 2 tập đoàn trong việc tìm kiếm mỏ dầu ở biển Đen.
Như vậy, ExxonMobil đã thất bại trong việc củng cố vị thế vững chắc tại một trong những mỏ dầu đầy hứa hẹn và duy trì lợi thế cạnh tranh công ty đã nhận được khi ký thỏa thuận năm 2011 với Nga về hợp tác phát triển nguồn dự trữ hydrocarbon trong thềm lục địa biển Đen.
Cùng lúc đó, bất chấp mọi biện pháp trừng phạt, Liên minh châu Âu (EU) vẫn đồng ý cho các công ty năng lượng của mình được tự do quan hệ với Nga. Thí dụ, Tập đoàn BP của Anh được phép giữ lại gần 20% cổ phần của Rosneft, điều đó cho phép tăng lợi nhuận ròng của công ty lên 590 triệu USD năm 2016.
Cùng lúc đó, bất chấp mọi biện pháp trừng phạt, Liên minh châu Âu (EU) vẫn đồng ý cho các công ty năng lượng của mình được tự do quan hệ với Nga. Thí dụ, Tập đoàn BP của Anh được phép giữ lại gần 20% cổ phần của Rosneft, điều đó cho phép tăng lợi nhuận ròng của công ty lên 590 triệu USD năm 2016.
Tập đoàn Eni của Italia hợp tác với Rosneft đang chuẩn bị khoan giếng dầu ở biển Đen vào cuối năm 2017 và có kế hoạch khám phá những vùng biển Bắc cực của biển Barents. Tờ WSJ cho rằng việc phương Tây không quyết liệt về lệnh trừng phạt đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả.
Nhận định về lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây, Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow khó có thể được dỡ bỏ trong thời gian tới. Song sớm hay muộn chúng sẽ được dỡ bỏ bởi điều này hợp logic cả về chính trị lẫn kinh tế.
Nhận định về lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây, Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow khó có thể được dỡ bỏ trong thời gian tới. Song sớm hay muộn chúng sẽ được dỡ bỏ bởi điều này hợp logic cả về chính trị lẫn kinh tế.
Bà Matvienko nhấn mạnh các lệnh trừng phạt đó không chỉ gây ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Nga mà còn cả kinh tế các quốc gia áp đặt trừng phạt. Nga đã khắc phục được nhiều khó khăn, nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển. Phần lớn người dân Nga không cho rằng các biện pháp trừng phạt tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận gần đây, 75% người được hỏi nhận định lệnh trừng phạt nhằm vào Nga không gây khó khăn cho gia đình họ.
Hoa Kỳ cùng một số đồng minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga với cáo buộc Moscow có liên quan đến cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng Ukraine. Sau đó, Nga cũng ban hành các biện pháp đáp trả. Các biện pháp trả đũa lẫn nhau đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Hoa Kỳ cùng một số đồng minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga với cáo buộc Moscow có liên quan đến cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng Ukraine. Sau đó, Nga cũng ban hành các biện pháp đáp trả. Các biện pháp trả đũa lẫn nhau đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
(Tổng hợp)