Làm CEO khó lắm!

CEO, người lãnh trách nhiệm điều hành công ty, cũng là người đứng mũi chịu sào mọi chuyện tốt, xấu của công ty. Những tưởng CEO đầy quyền lực nhưng thực ra vẫn bị chi phối bởi nhà đầu tư mà chóp bu là hội đồng quản trị, những người có thể khiến CEO bất ngờ ra đi.

CEO, người lãnh trách nhiệm điều hành công ty, cũng là người đứng mũi chịu sào mọi chuyện tốt, xấu của công ty. Những tưởng CEO đầy quyền lực nhưng thực ra vẫn bị chi phối bởi nhà đầu tư mà chóp bu là hội đồng quản trị, những người có thể khiến CEO bất ngờ ra đi.

Làm CEO khó lắm, phải đâu chuyện đùa. Tại Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nơi hội tụ những đại công ty đa quốc gia - sự xáo trộn vị trí CEO diễn ra thường xuyên.

Trong danh sách 500 CEO xuất sắc do Tạp chí Fortune bình chọn, thời gian tại vị trung bình của CEO chỉ tròm trèm 4 năm rưỡi. Với tốc độ thay đổi như vậy có thể nói khi hợp đồng còn chưa ráo mực tên đương kim CEO đã bị thay thế bằng một cái tên khác. Thống kê trong số các công ty thành viên S&P 500 cho thấy gần 80% CEO ra đi trước khi hết nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ CEO cũng co ngắn lại.

Những năm 2000, bình quân nhiệm kỳ CEO S&P 500 là 10 năm nhưng đến năm 2010 đã giảm xuống còn 8 năm. Thêm một điều đáng lưu ý là xu hướng “bụt chùa nhà không thiêng”. Trong 2 năm 2009 và 2010, 25% CEO kế nhiệm được chọn từ bên ngoài và tỷ lệ này đang không ngừng tăng.

Steve Jobs, cố CEO huyền thoại của Apple.

Steve Jobs, cố CEO huyền thoại của Apple.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, tiếp nối là suy thoái kinh tế, khủng hoảng nợ công toàn cầu, công việc CEO càng trở nên khó khăn và bấp bênh. Đối với tập đoàn bán lẻ hùng mạnh Walmart, mặc dù lợi nhuận hoạt động quý đầu năm tài chính 2012 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng trong 2 năm qua, cổ phiếu Walmart không tăng tốt như đối thủ Target.

Điều này gây áp lực lên nhà Walton, những người đang nắm giữ hơn 1,6 tỷ cổ phiếu Walmart (tức 48,3% tổng số cổ phiếu) phải hành động vì quyền lợi cổ đông và cũng là quyền lợi của chính họ. Vị trí CEO Walmart của Micheal Duke bị đe dọa không hẳn vì Duke kém cỏi mà phần nhiều do đối thủ Target làm tốt hơn.

Đầu tháng 10, HP sa thải CEO Leo Apotheke và thay thế bằng cựu sếp eBay Meg Whitman. Apotheke không mấy thiệt thòi khi nhận được khoản đền bù 10 triệu USD và được giữ 156.000 cổ phiếu hạn chế. Tuy nhiên, không ít người cho rằng Apotheke thích hợp làm CEO HP hơn là Whitman.

Trong số những sự thay đổi CEO đình đám gần đây, dường như chỉ có Apple đã chuẩn bị sẵn sàng. Huyền thoại Steve Jobs khi rời ghế CEO (và rời bỏ cuộc đời) đã kịp chọn người kế vị Tim Cook. Có thể thấy tân CEO Tim Cook sẽ phải gánh áp lực nặng nề vì cái bóng Steve Jobs quá lớn.

Trước đó, CEO Yahoo Carol Bartz đột nhiên bị Hội đồng quản trị sa thải một cách tức tưởi. Ở khía cạnh nào đó cho thấy nữ CEO này dự tính gắn bó lâu dài với Yahoo nhưng đã không có sự chuẩn bị kỹ phương án dự phòng.

Thông thường, CEO là người nắm rõ tình hình hoạt động của công ty nên có thể “đón gió” thái độ của hội đồng quản trị và chủ động chuẩn bị khăn gói lên đường. Trong 56 công ty Hoa Kỳ có sự thay đổi CEO giai đoạn 2009-2010, chỉ 39% thông báo rằng CEO mới được xác định thông qua quy trình kế hoạch tuyển chọn của hội đồng quản trị.

Ngược lại, đến 61% công ty không hề có kế hoạch thay thế CEO. Tuy nhiên, 84% các ban quản trị công ty tin rằng tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kế thừa cho cương vị CEO sẽ ngày càng tăng. Điều này cho thấy trong tương lai những phương án dự trù gãy đổ trong các cuộc “hôn nhân” CEO - công ty sẽ được tính toán kỹ lưỡng hơn.

Các tin khác