Lâm Đồng: Rừng thông 3 lá bị 'tàn sát' hàng loạt

(ĐTTCO) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo UBND huyện Lâm Hà khẩn trương thành lập đoàn kiểm tra vụ rừng thông bị 'đầu độc' trên địa bàn thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

Tại đây, có 2 cụm rừng thông với khoảng 100 cây thông ba lá bị bức tử bằng hóa chất. Cách thức thực hiện được các đối tượng khoan nhiều lỗ vào gốc cây sau đó bơm hóa chất khiến cây suy kiệt, héo khô.

Khu rừng thông bị bức tử

Khu rừng thông bị bức tử

Những cây thông 3 lá bị đầu độc có đường kính gốc từ 40-60cm, cao từ 10-15m.

Theo những người dân sinh sống quanh khu vực, rừng thông 3 lá tại đây bị bức tử từ hơn 2 tháng trước, thời gian gần đây những dấu hiệu cây bị héo, lá úa đỏ mới bộc lộ rõ.

Nhiều cây lá héo khô, rụng trơ trọi

Nhiều cây lá héo khô, rụng trơ trọi

Dấu hiệu cây thông bị đổ hóa chất tại những vị trí sát mặt đất

Dấu hiệu cây thông bị đổ hóa chất tại những vị trí sát mặt đất

Trước đó, Báo SGGP từng phản ánh tại khu vực trên có nhiều cây thông 3 lá bị đầu độc bằng hóa chất. Mới nhất ngày 29-7, Báo SGGP phản ánh khu rừng thông nằm sát tỉnh lộ 725 (nối TP Đà Lạt đi huyện Lâm Hà) địa giới hành chính thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) có hàng chục cây thông 3 lá bị bức tử bằng hình thức ken gốc (chặt, khoan gốc rồi bơm hóa chất) làm cho cây chết dần.

Trước đó, Báo SGGP phản ánh khu rừng thông nằm sát tỉnh lộ 725 (nối TP Đà Lạt đi huyện Lâm Hà) bị bức tử. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Trước đó, Báo SGGP phản ánh khu rừng thông nằm sát tỉnh lộ 725 (nối TP Đà Lạt đi huyện Lâm Hà) bị bức tử. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Di chuyển lên phía trên đỉnh đồi, một số khu vực thuộc tiểu khu 270, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý còn có nhiều cây thông khác cũng bị bức tử. Tại đây, các cây thông có đường kính gốc từ 25-50cm, chiều cao 15-20m, lá đã chuyển qua màu đỏ, héo khô không thể khôi phục.

Sau đó ít ngày, những cây thông bị bức tử đã được cưa hạ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Sau đó ít ngày, những cây thông bị bức tử đã được cưa hạ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Đáng chú ý, khu rừng bị bức tử chỉ cách trạm gác của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà khoảng 200m.

Các tin khác