Kim Jong Un đã khai mạc cuộc họp đảng cầm quyền đầu tiên sau 5 năm với sự thừa nhận thất bại trong các chính sách.
KCNA dẫn lời ông Kim nói rằng các mục tiêu trước đó đặt ra trong cuộc họp năm 2016 "đã không được đáp ứng ở hầu hết các lĩnh vực ở mức độ lớn". Ông cũng nói rằng đất nước "không được lặp lại những bài học đau đớn''.
Trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên ghi nhận "những thành công chói sáng" của đảng, ông cũng tuyên bố rằng "các mục tiêu cải thiện nền kinh tế quốc gia đã bị trì hoãn nghiêm trọng".
Mong đợi gì từ đại hội?
Đại hội Đảng Công nhân đã khai mạc tại Bình Nhưỡng hôm thứ Ba 5/1, với 4.750 đại biểu tham dự và khoảng 2.000 khán giả, truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Tư 6/1.
Triều Tiên cho biết họ sẽ đưa ra một chương trình 5 năm mới tại cuộc họp đang diễn ra.
Ông Kim cũng dự kiến sẽ công bố những thay đổi về lãnh đạo - có thể bao gồm vai trò mới cho em gái Kim Yo Jong - cũng như các vấn đề về ngân sách, tổ chức và kiểm toán.
Các chuyên gia cũng kỳ vọng Bình Nhưỡng sẽ sử dụng đại hội đảng để gửi thông điệp tới Tổng thống sắp tới của Mỹ Joe Biden, người được cho là sẽ thay đổi cách tiếp cận ngoại giao với Triều Tiên so với chiến thuật mà Tổng thống Donald Trump sử dụng.
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Kim nói rằng đất nước đã đạt được "chiến thắng thần kỳ" nhờ nâng cao uy tín toàn cầu. Ngụ ý các vụ thử thành công của Triều Tiên vào năm 2017 tên lửa đạn đạo với liên lục địa
có khả năng tấn công Mỹ, cũng như các cuộc đàm phán ngoại giao của ông với TT Trump.
Thách thức kinh tế
Đại hội đảng năm 2016 là đại hội đầu tiên được tổ chức sau gần 40 năm, và đã củng cố địa vị của ông Kim Jong Un với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia và người thừa kế triều đại của gia đình ông.
Năm ngoái, Triều Tiên đã âm thầm loại bỏ kế hoạch kinh tế 5 năm trước đó, do nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức và nhận thấy các mục tiêu "bị trì hoãn nghiêm trọng". Vào năm 2020, bão lụt đã phá hủy các trang trại, nhà ở và cơ sở hạ tầng của đất nước.
Các vấn đề trở nên tồi tệ hơn do đại dịch coronavirus, khiến đất nước vốn đã bị cô lập phải đóng cửa biên giới với phần còn lại của thế giới. Việc Triều Tiên đóng cửa biên giới với đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc đã khiến kim ngạch thương mại giảm khoảng 80% trong 11 tháng đầu năm 2020.
Triều Tiên khẳng định họ chưa có ca Covid-19 nào, nhưng các chuyên gia nghi ngờ về những tuyên bố này.