Lợi thế CP cảng biển

(ĐTTCO) - Các doanh nghiệp cảng biển đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển do nhu cầu xuất nhập khẩu gia tăng, nhất là khi Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, lợi thế hiện đang nằm trong tay các doanh nghiệp cảng biển của Hải Phòng, khi các tỉnh phía Bắc đang trở thành tâm điểm thu hút vốn FDI.

(ĐTTCO) - Các doanh nghiệp cảng biển đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển do nhu cầu xuất nhập khẩu gia tăng, nhất là khi Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, lợi thế hiện đang nằm trong tay các doanh nghiệp cảng biển của Hải Phòng, khi các tỉnh phía Bắc đang trở thành tâm điểm thu hút vốn FDI.

Dấu ấn FDI

Theo thống kê, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển bắt đầu có sự gia tăng trở lại đáng kể từ năm 2013. Bình quân giai đoạn 2013-2015, sản lượng thông quan hàng hóa qua các cảng biển tăng 13,4% (cao hơn mức bình quân 5,3% của 3 năm trước đó). Riêng năm 2015, tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng trên cả nước đạt hơn 427 triệu tấn (tăng 15,5%).

của Tổng thống Hoa Kỳ tương lai? Sẽ rất bất ngờ khi nhìn qua những quyên góp cho cuộc tranh cử đang diễn ra. Theo BBC, tính đến ngày 17-3, tổng số tiền cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton quyên góp được hơn 130 triệu USD. Không mấy ứng cử viên lại bị chỉ trích về vấn đề tiền quyên góp nhiều như bà Hillary Clinton. Một ứng viên tổng thống khác của đảng Dân chủ, ông Bernie Sanders, không ngừng đặt dấu hỏi về sự ảnh hưởng của phố Wall đối với chính trị. Vì thế sự liên hệ của bà

2015 cũng là năm đánh dấu nhiều sự kiện về việc ký kết các FTA giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nổi bật là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhờ vậy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) thực hiện trong năm 2015 cũng đạt mức cao kỷ lục với 14,5 tỷ USD (tăng 17,4%). Xu hướng tăng này vẫn tiếp tục kéo dài qua 2 tháng đầu năm 2016 với tổng vốn FDI đăng ký đạt trên 2,8 tỷ USD (tăng 135%).

Có thể nói, các doanh nghiệp FDI đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong thời gian gần đây. Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu của khối FDI tăng trưởng bình quân 24,2%/năm trong 5 năm 2011-2015, cao hơn mức 16,1% bình quân cả nước. Theo nhận định của các chuyên gia, trong thời gian tới, khả năng Việt Nam sẽ tham gia ký kết thêm một số FTA khác. Ngoài ra, lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp sẽ tiếp tục là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút sự dịch chuyển nhà máy sản xuất của các tập đoàn toàn cầu. Do vậy, hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục sôi động trong những năm tới. Đây được xem là điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp vận hành cảng biển.

 Dư địa tăng trưởng không nhiều

Từ năm 2011 trở lại đây, các tỉnh phía Bắc trở thành tâm điểm của hoạt động thu hút dòng vốn FDI cả nước. Thống kê cho thấy, hơn 50% lượng FDI giải ngân hàng năm trong giai đoạn 2011-2014 có đích đến là các tỉnh phía Bắc, trong khi tỷ lệ này chỉ ở mức gần 17% giai đoạn 2007-2010. Hệ thống cảng biển ở Hải Phòng, cửa ngõ quan trọng ở phía Bắc, chiếm đến 90% lượng container và hơn 50% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực này. Năm 2015, tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực Hải Phòng đạt 68,8 triệu tấn (tăng 133%). Dự báo, lượng háng hóa lưu thông qua các cảng biển khu vực này sẽ tăng 16% trong năm 2016 và khả năng đạt mức 110-120 triệu tấn vào năm 2020. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng của tổng lưu lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng luôn đạt mức cao hơn cả nước, bình quân đạt 13,9%/năm, trong khi cả nước chỉ đạt 9,4%.

Điểm bất lợi của các doanh nghiệp cảng tại Hải Phòng là dù đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng hầu hết cảng lớn và có vị trí thuận lợi đều đã hoạt động hết công suất. Đơn cử như CTCP Cảng Đoạn Xá (DXP) hay CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH). 2 doanh nghiệp này có mức P/E thấp hơn so với bình quân ngành, nhưng không còn nhiều triển vọng tăng trưởng trong tương lai do cảng của các công ty này đã hết công suất và nằm ở khu vực thượng lưu sông Cấm.

Hải Phòng sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động logistics của khu vực.

Hải Phòng sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động logistics của khu vực.

Theo CTCK Maybank KimEng (MBKE), hiện chỉ có CTCP Cảng Hải Phòng (PHP), CTCP Container Việt Nam  (VSC) và CTCP Gemadept (GMD) là còn dư địa tăng trưởng trong các năm tới. Cụ thể, Cảng Tân Vũ của HPH đang khai thác ở mức 60% công suất, VSC có cảng mới là Cảng Xanh VIP, trong khi GMD có khả năng tăng công suất Cảng Đình Vũ lên 30% trong năm 2016. Đây là các cảng có vị trí thuận lợi ở hạ lưu sông Cấm, sát cửa biển, mớm nước sâu, nên có khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn (khoảng 30.000DWT). Trong khi các cảng còn lại nằm ở khu vực thượng lưu chỉ tiếp nhận được tàu từ 10.000-20.000DWT. Đặc biệt, 3 cảng này không bị ảnh hưởng và gián đoạn việc khai thác tàu bởi các dự án thuộc quy hoạch TP Hải Phòng như dự án cầu Bạch Đằng, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện. Do vậy, các doanh nghiệp này có khả năng sẽ được hưởng lợi đáng kể từ sự gia tăng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trong khu vực.

Trong tương lai, khi cảng quốc tế Lạch Huyện đi vào hoạt động (dự kiến cuối năm 2017), Hải Phòng sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động logistics của khu vực. Lạch Huyện là cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận được tàu cỡ lớn (100.000 DWT).

Các tin khác